Zalo
Facebook

7 “độc chiêu” khiến nhà tuyển dụng chấp nhận mức lương bạn đưa ra!

Trải qua nhiều cuộc phỏng vấn căng go mà bạn chưa có được mức lương mong muốn? Bạn trằn trọc về lần gặp gỡ tiếp theo với nhà tuyển dụng và gặp khó khăn trong việc “Trả giá bản thân chính xác”. Đừng quá muộn phiền với vấn đề này, Học viện iT .vn sẽ giúp bạn chinh phục mức lương hoàn hảo qua bài viết sau đây:

7 “độc chiêu” khiến nhà tuyển dụng chấp nhận mức lương bạn đưa ra!
7 “độc chiêu” khiến nhà tuyển dụng chấp nhận mức lương bạn đưa ra!

Nói không với việc thương lượng qua tin nhắn và email

Bạn thiếu tự tin để đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng/Sếp/Quản lý khi muốn thương lượng về mức lương tốt hơn. Hầu như ai cũng gặp phải vấn đề này vì người Việt Nam vốn rất hay “Ngại ngùng” và “Sợ” đòi hỏi.

Nói không với thương lượng qua tin nhắn và email
Nói không với thương lượng qua tin nhắn và email

Tuy nhiên, việc tránh đối mặt và thương lượng qua tin nhắn và email là điều đặc biệt cần tránh. Việc này sẽ khiến nhà tuyển dụng/Sếp/Quản lý của bạn đánh giá về độ chuyên nghiệp của bạn. Cho dù bạn không đủ tự tin đến đâu thì tuyệt đối không được tránh đối thoại trực tiếp vì sẽ dễ dàng mắc các sai lầm:

– Tiếp cận sai cách thức.

– Do thiếu kỹ năng, việc truyền tải bị lệch lạc.

– Người đọc cảm thấy thiếu tôn trọng.

 

Thay vì quan tâm đến cảm xúc, hãy quan tâm đến yếu tố hiện thực

Tuyệt đối đừng đến gặp sếp/Quản lý với một tư duy vội vàng!

“Thanh xuân của tôi đã gắn bó với công ty và công ty không thể thiếu tôi.”

“Tôi xứng đáng được tăng lương vì những cống hiến của mình.”

“Tôi ở đây hơn 5 năm và từng đó thời gian thì công ty phải tăng lương cho tôi.”

Chắc bạn cũng nhận ra cách nói ấy sẽ không hiệu quả, có khi chính vì điều này bạn không được tăng lương. Lý do là cách nói của bạn có quá nhiều cảm xúc của cái tôi cá nhân. Điều quan trọng, sếp/Quản lý của bạn còn trăm ngàn thứ cần lo nên dường như không ai để ý đến cảm xúc cá nhân của bạn đang bị rối loạn như thế nào.

Thay vì quan tâm đến cảm xúc, hãy quan tâm đến yếu tố hiện thực
Thay vì quan tâm đến cảm xúc, hãy quan tâm đến yếu tố hiện thực

Thay thế cho cảm xúc của cái tôi cá nhân, bạn nên trao đổi với sếp/Quản lý bằng những minh chứng cụ thể. Hãy dành thời gian tổng hợp, báo cáo bằng văn bản, số liệu cụ thể trên từng đầu mục công việc. Sau đó bạn cần trình bày một cách thật logic với sếp/Quản lý để thuyết phục họ rằng bạn có năng lực. Trong trường hợp thực tế của một kỹ thuật viên, bạn có thể chỉ ra những lợi thế giúp bản thân có thể đảm nhận hoặc hỗ trợ dựa trên hiệu suất làm việc trước đó.

Tuy nhiên bạn không nên nói “Tôi khẳng định tôi làm được”. Cho dù điều này thể hiện sự quyết tâm nhưng tương lai chẳng ai dám chắc điều gì. Thay vào đó, bạn hãy trình bài những cột mốc và đầu mục công việc cần làm, càng chi tiết thì càng gây ấn tượng tốt và mang lại hiệu quả cao. Một chiến lược hoặc cách thức thực hiện nhanh chóng, hiệu quả cho công việc. Tất cả sẽ có ý nghĩa cho tầm nhìn của chiến lược.

Xem thêm: Tuổi trẻ nên theo đuổi điều gì?

Đặt ra câu hỏi chính xác, thực tế

Đừng dại dột khi mãi đề cập đến vấn đề hiện tại. Điều mà bạn cần chính là đặt ra các câu hỏi đánh đúng trọng tâm. Đôi khi câu hỏi chính là những câu trả lời xác đáng nhất.

Đặt ra câu hỏi chính xác, thực tế
Đặt ra câu hỏi chính xác, thực tế

Câu hỏi cũng là cơ sở để bạn tìm ra các vấn đề, khía cạnh còn tồn đọng những rủi ro khiến ảnh hưởng đến con đường tương lai của công ty. Hãy là người chủ động “bẻ lái” cuộc hội thoại bằng cách khai thác thông tin từ sếp.

 

Chiến lược thương lượng trong đối thoại

Để trả giá về lương, bạn cần có chiến lược rõ ràng. Chính vì lẽ đó, việc thiết lập một kế hoạch và hiểu được mục đích của việc làm đó là vấn đề cốt lõi. Hãy vẽ ra một kế hoạch chiến lược và nỗ lực hoàn thành nó một cách tốt nhất.

Chiến lược thương lượng trong đối thoại
Chiến lược thương lượng trong đối thoại

Bạn hãy chia sẻ về sự hứng khởi khi chuẩn bị có cơ hội được làm việc và trải nghiệm tại môi trường mới này. Vì lẽ đó, bạn cực kì mong mỏi được gặp những cộng sự, đồng nghiệp tuyệt vời của mình. Và sau cùng bạn dẫn dắt qua câu chuyện lương thưởng vào thời khắc thích hợp và cực kì khéo léo. 

Cụ thể, bạn có thể vận dụng ý tưởng dựa vào các thông tin dưới đây:

“Vậy tôi có thể chia sẻ về những khoản lương thưởng được không? Tôi chắc chắn rằng những nhân viên hoặc một đội nếu có nền tảng và kiến thức chắc chắn, kỹ năng giỏi, học sẽ nhận được một mức lương xứng đáng”. Điều này là hiển nhiên bởi vì họ tạo ra nhiều gia trị hơn, họ giúp khai thác và kết nối công ty với nhiều khách hàng hơn. Đó là điều công bằng dành cho những người xứng đáng.

Khi chia sẻ với sếp/Quản lý về các cơ sở, bạn thể hiện mục đích của mình. Hãy đàm phán về việc bạn đã cố gắng thế nào với những thành tích cụ thể. Kèm theo đó là những phân tích kĩ lưỡng để tăng sự thuyết phục.

 

Đừng dại dột khi bày tỏ thái độ chán nản và than vãn về công việc

Sẽ thật nực cười khi bạn cứ mải mê nói về những nỗi khổ của bản thân, đó là một sự sai lầm khi bạn thương lượng về mức lương của mình.

Đừng dại dột khi bày tỏ thái độ chán nản và than vãn về công việc
Đừng dại dột khi bày tỏ thái độ chán nản và than vãn về công việc

Thay bằng việc nói ra những nhu cầu cụ thể, bạn hãy dùng cách nói thể hiện những thứ bạn cần. Những thứ ấy sẽ phải phù hợp và xứng đáng hơn dựa trên các giá trị của mình. Ví dụ bạn muốn công việc không kè kè để giám sát công việc, bạn có thể bày tỏ rằng “Tôi muốn nhiều không gian hơn để sáng tạo cũng như thoải mái nói chuyện với khách hàng. Mong rằng tôi có thể báo cáo anh vào cuối buổi làm việc”. Một câu nói thể hiện sự tinh tế cũng như thể hiện được sự thông minh trong cách xử lý vấn đề.

Xem thêm: Khuynh hướng làm việc của người Việt trẻ có phải là sớm đòi hỏi nhưng thiếu nỗ lực?

Bản thân tôi có giá trị rất lớn!

Muốn ngồi vào vị trí không ai ngồi được thì phải tạo ra những giá trị không ai tạo ra được. Đồng nghĩa với việc bạn được hưởng mức lương tốt hơn thì bạn phải cống hiến nhiều hơn bằng việc làm những việc khó hơn, đòi hỏi tính chuyên môn cao.

Bản thân tôi có giá trị rất lớn
Bản thân tôi có giá trị rất lớn

Bạn có chuyên môn nhưng bạn luôn nhớ rằng bản thân phải nâng cao kỹ năng-trình độ. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để sếp/Quản lý không chần chờ hay suy nghĩ cho việc thu nhập của bạn. Và điều hiển nhiên trong một công ty có rất nhiều người muốn đưa ra lời đề nghị mà không chỉ riêng bạn. Chính vì vậy bạn phải đầu tư cho bản thân để sẵn sàng đánh bật mọi sự cạnh tranh.

Ngoài ra bạn cần hỏi sếp/Quản lý và thậm chí là đồng nghiệp để biết được những điều mình cần nâng cao để hoàn thiện bản thân hơn. Hãy nhớ rằng đó là cách bạn luôn để bản thân có giá trị hơn.

Xem thêm: 6 Mẹo giúp bạn trẻ nâng cao giá trị bản thân

Kết nối những nét đồng điệu

Đây thực chất là cách giao tiếp của bạn với sếp/Quản lý và đồng nghiệp. Chính các chuỗi mô tả này sẽ giúp những ý tưởng giống nhau kết hợp thành sức mạnh.

Kết nối những nét đồng điệu
Kết nối những nét đồng điệu

Hãy khởi đầu bằng việc bạn muốn ở trong 1 đội hay tạo ra 1 nhóm có giá trị trong công ty. Hãy thể hiện rằng bạn ở đây để cống hiến cho công việc. Và chi tiết hơn chính là đuổi theo mục tiêu nghề nghiệp và phát triển nó. Hãy khẳng định rằng bạn có thể đảm nhận những ý tưởng mà công ty đang lên kế hoạch thực hiện. Tuy đó là một chặng đường dài và nhiều chông gai nhưng bạn sẽ cố gắng thực hiện. Và đừng quên bày tỏ mong muốn nhận được sự cố vấn, hỗ trợ từ nhà quản lý.

Một biểu hiện cho quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp của bạn chính là dám nhận thách thức KPI và cam kết cho những thành tích tiếp theo trong một phạm vi, khả năng có thể đảm nhận. Bạn làm những điều này không phải vì bạn muốn có thu nhập tốt hơn mà chính là tạo ra sự kết nối với sếp/Quản lý. Đừng quên chắc chắn rằng bạn xứng đáng nhận được điều đó dựa trên sự nỗ lực của mình.

 

Lời kết

Việc thương lượng về mức lương luôn là điều không dễ dàng đối với bất kỳ ai. Và bạn cũng cần hiểu bản thân mình hơn ai hết, bạn cần đặt ra câu hỏi mình đã làm tốt hay chưa và những giá trị bạn đang có là gì. Học viện iT.vn  luôn mong rằng bạn có thể hoàn thiện bản thân mình. Lửa thử vàng gian nan thử sức, đừng ngại ngần trước những khó khăn và bạn có quyền thể hiện bản thân trước sếp/Quản lý. Nếu sếp/Quản lý của bạn đủ kỹ năng để nhận ra những năng lực của bạn thì xin chúc mừng việc thương lượng lương sẽ không có vấn đề gì! Tự tin vào bản thân và nỗ lực không ngừng bạn nhé!!!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Cách xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân đơn giản nhất

Việc xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân chính xác sẽ mang lại...

Thay đổi nghề ở tuổi 40: Không quá muộn nếu bạn biết cách

Việc thay đổi nghề nghiệp không còn là điều quá xa lạ với người trẻ....

Thành công với bí quyết giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn xin việc

Đối với mọi ứng viên thì việc tự giới thiệu bản thân khi đi phỏng...

CHẲNG CÒN NỖI SỢ VỀ QUÊ ĂN TẾT KHI BẠN GIÀU CÓ! 

Năm nào cũng vậy, nỗi ám ảnh về những câu hỏi của họ hàng, hàng...

Đánh đổi tuổi trẻ bằng sự vất vả và cố gắng – Có đáng không?

Bạn có nuối tiếc về thời trẻ đã không nỗ lực hết mình? Và hiện...

6 cách quản lý thời gian hiệu quả dành cho người muốn làm giàu

Khối lượng công việc quá lớn khiến bạn trở nên mệt mỏi. Đó cũng chính...