Điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ thay đổi theo thời gian. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc biến đổi từ nguồn điện một chiều…
Dòng điện xoay chiều là gì?
Chúng ta có định nghĩa dòng điện xoay chiều như sau: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor.
Trong kỹ thuật điện, nguồn xoay chiều được viết tắt tiếng anh là AC (Alternating Current) và được ký hiệu bởi hình dấu ~
Trong mạch điện điện tử, sóng sin được dùng để ám chỉ điện xoay chiều đặt trên những linh kiện điện tử vì sóng Sin là một dạng sóng tuần hoàn điều hòa.
Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều
Chu kỳ của dòng điện xoay chiều ký hiệu là T. Là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí như cũ. Chu kỳ của dòng xoay chiều được tính bằng giây (s).
Tần số điện xoay chiều là số lần lặp lại trạng thái như cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây ký hiệu là F. Đơn vị của tần số là Hz.
Công thức F=1/T
Pha của dòng điện xoay chiều
Khi nhắc đến pha của dòng điện xoay chiều, người ta thường nhắc tới mối quan hệ so sánh giữa 2 dòng điện xoay chiều có cùng một tần số. Có 3 trạng thái quan hệ giữa 2 dòng xoay chiều như sau:
– Hai dòng điện xoay chiều cùng pha là 2 dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăng và cùng giảm như nhau.
– Hai dòng điện xoay chiều lệch pha là hai dòng điện có thời ddiemr điện áp tăng giảm lệch nhau.
– Dòng điện xoay chiều ngược pha là dòng điện có pha lệch nhau 180 độ. Khi dòng điện này tăng thì dòng điện kia sẽ giảm và ngược lại.
Biên độ của dòng xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện xoay chiều. Biên độ này thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ.
Giá trị hiệu dụng
Giá trị hiệu dụng là giá trị đo được từ các đồng hồ và cũng là giá trị điện áp được ghi trên giắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử. Ví dụ: nguồn 220V AC mà ta đang sử dụng chính là chỉ giá trị hiệu dụng, thực tế biên độ đỉnh của điện áp 220V AC khoảng 220V x 1,4 lần = khoảng 300V
Công suất của dòng điện xoay chiều
Công suất của dòng xoay chiều là một đại lượng phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa 2 đại lượng trên. Công suất được tính bởi công thức sau:
P=UIcosα
Trong đó: U là điện áp, I là dòng điện và α là góc lệch pha giữa U và I
Ưu điểm của dòng điện xoay chiều
Vậy dòng điện xoay chiều đóng góp những lợi ích gì và vì sao người ta lại sử dụng loại điện này? Trong xe hơi, dòng điện nạp vào trong ắc quy do máy phát điện xoay chiều tạo ra. Đó là một loại máy phát có điện áp không liên tục mà luân phiên. Trong trường hợp này, chúng ta có thể hiểu là dấu của nó đã được thay đổi một cách tuần hoàn từ (+) sang (-) và ngược lại theo thời gian. Chính vì cơ năng biến đổi đều hơn ở chế độ thấp trên máy phát điện xoay chiều đã thay thế dinamo trong động cơ ô tô.
Tương tự như vậy đối với các đầu lấy điện ở trong nhà hay văn phòng, sẽ tồn tại một điện áp xoay chiều thay đổi dấu. Sự biến đổi điện áp xoay chiều không tiêu hao hoặc gần như vậy có thể thực hiện được nhờ một biến thế, là điều không làm được với một điện áp một chiều.
Dòng điện xoay chiều 1 pha
Dòng điện xoay chiều 1 pha là dòng điện xoay chiều trong mạch điện xoay chiều có hai dây nối với nguồn điện. Hướng của cường độ dòng điện trong mạch AC thay đổi nhiều lần mỗi giây tùy theo tần số của nguồn điện trong mạch. Điện 220V cung cấp cho mỗi hộ gia đình sử dụng là điện xoay chiều 1 pha và có 2 dây: dây pha và dây trung tính (dây nóng và dây nguội).
Ý nghĩa của dòng điện xoay chiều một pha
Dòng điện xoay chiều 1 pha xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hộ gia đình. Việc sử dụng dòng 1 pha phù hợp với các thiết bị có công suất nhỏ, ít hao phí quá nhiều điện năng.
Thế nào là dòng điện xoay chiều 3 pha?
Dòng điện xoay chiều 3 pha là dòng điện trong mạch điện xoay chiều mà về cơ bản tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song, có chung 1 dây trung tính. Vì vậy hệ thống điện của chúng ta thường có 4 dây, 3 dây nóng và 1 dây lạnh (Trung tính – 0V).
Ý nghĩa của dòng điện xoay chiều 3 pha
Điện 3 pha được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề hao tổn điện năng. Hệ thống điện 3 pha gồm 2 dây nóng, 1 dây lạnh, điện áp chuẩn đầu ra là 380V.
Sự khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện 1 chiều
Về chiều dòng điện
Khi đóng mạch kín nguồn điện sẽ tạo ra sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm nối vào hai cực của nguồn điện. Do đó các điện tích dương sẽ chạy từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp. Trong khi đó điện tích âm sẽ chạy từ nơi có điện thế thấp (thừa e) về nơi có điện thế cao (thiếu e). Nếu dây dẫn bằng kim loại chỉ có dòng e tự do. Dòng AC : Đổi chiều ở mỗi nửa chu kỳ còn dòng DC (một chiều): Có chiều xác định và chảy từ cự âm về cực dương.
Về độ lớn dòng điện
– Dòng điện xoay chiều : Cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian
– Dòng điện một chiều : Gần như là hằng số
Về từ trường
Là dạng vật chất tồn tại xung quanh hạt mang điện chuyển động (dòng điện) hay các nam châm. Do đó nó sẽ tùy thuộc vào độ lớn và chiều của dòng điện. Dòng xoay chiều có từ trường biến thiên theo thời gian còn dòng một chiều là một hằng số không đổi.
Về tần số
– Dòng AC : f=50 Hz, 60 Hz tùy theo mỗi Quốc gia. Hiện tại Việt Nam đang dùng tần số 50 Hz.
– Dòng DC : f=0
Như vậy HocvieniT.vn đã cùng các bạn tìm hiểu về dòng điện xoay chiều và có những sự so sánh với dòng điện một chiều. Bên cạnh đó, các bạn có thể tìm hiểu thêm về dòng điện cũng như những khái niệm liên quan đến dòng điện nói riêng hay các kiến thức về kỹ thuật điện tử, máy tính nói chung tại đây.
Chúc các bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Tổng hợp lỗi pin laptop và cách khắc phục chi tiết
Laptop Acer, với thiết kế đẹp mắt và hiệu năng ổn định, là sự lựa...
Th10
Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện là gì? Điện trở cách điện và ứng dụng
Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện là những khái niệm cơ bản trong...
Th9
Cách khắc phục iPad bị treo táo không lên nguồn
Treo máy hay treo logo là một trong những hiện tượng mà bạn có thể...
Th9
Triac là gì? Nguyên lý hoạt động và cách đo Triac
Triac là gì? Triac là một linh kiện bán dẫn có khả năng dẫn dòng...
Th9
Sửa lỗi cảnh báo phát hiện chất lỏng trong đầu nối Lightning trên iPhone
Khi cắm sạc iPhone bạn nhận được thông báo “Phát hiện chất lỏng trong đầu...
Th8
5 cách khắc phục lỗi máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình
Máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình? Đừng lo lắng! Bài viết...
Th8