Zalo
Facebook

Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 2

Trong quá trình học sửa laptop hay sửa chữa máy tính, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được các linh kiện trong máy tính. Có như vậy thì bạn mới có thể bắt bệnh và tiến hành sửa chữa chính xác. Trong bài viết ngày hôm nay, Học viện iT.vn sẽ tiếp tục chia sẻ tới các bạn cách nhận biết và kiến thức cơ bản về những linh kiện trong máy tính phần 2.

Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 2
Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 2

7. BIOS 2MB

Khái niệm của BIOS

BIOS là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: Basic Input/Output System, có nghĩa là Hệ thống xuất nhập cơ bản. BIOS nằm bên trong máy tính cá nhân và trên bo mạch chính. Đây được xem như là chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính khởi động.

Giao tiếp của BIOS 2M

BIOS là bộ nhớ chỉ đọc giao tiếp với Chipset nam (Bios này có 8 chân).

Chức năng của BIOS 2M

Cung cấp phần mềm khởi động máy tính và các thiết bị trên máy.

Điều kiện hoạt động của BIOS 2M

BIOS là IC nhớ cung cấp chương trình cho CPU Boot máy, chỉ cần có 3.3V và BIOS có chương trình là được.

Biểu hiện nếu BIOS không chạy hoặc lỗi chương trình

Máy có lên nguồn, có reset hệ thống nhưng không có chương trình Bios nên không Boot máy, số Hecxa trên Card Test không nhảy (Nếu hỏng ROM) hoặc nhảy sai nếu lỗi chương trình.

 

8. Cổng SATA kết nối ổ cứng

Khái niệm cổng SATA

Cổng SATA là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: Serial ATA (Serial Advanced Technology Attachment). Đây là một tiêu chuẩn kết nối IDE để kết nối với các thiết bị như CD, ổ cứng với bo mạch chủ. Do đó, thuật ngữ SATA thường dùng để bao quát chung các loại dây cáp và khe cắm kết nối được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn này.

Cổng SATA kết nối ổ cứng
Cổng SATA kết nối ổ cứng

Giao tiếp của cổng SATA kết nối ổ cứng

Cổng SATA là nơi gắn ổ đĩa cứng và giao tiếp trực tiếp với Chipset nam thông qua 4 đường Bus: hai đường truyền đi TX và hai đường nhận về RX.

 

9. Ổ cứng HDD và SSD

Khái niệm của ổ cứng

Ổ cứng là một bộ phận phần cứng vô cùng quan trọng trên máy tính. Hiện nay, có hai loại ổ cứng là ổ cứng HDD và ổ cứng SSD. 

Trong đó, ổ cứng SSD là loại ổ cứng được ra đời sau với kết cấu đặc (không rỗng) và không chứa các bộ phận chuyển động cơ học. Ngược lại, ổ cứng HDD lại có kết cấu rỗng, có chứa khí và các bộ phận chuyển động bên trong nó. Chính vì lý do này mà độ bền cơ học và tốc độ của SSD sẽ cao hơn HDD.

Ổ cứng HDD và SSD
Ổ cứng HDD và SSD

Chức năng của ổ cứng

Ổ cứng là bộ nhớ lưu cố định các chương trình có dung lượng lớn như hệ điều hành, các chương trình ứng dụng…

Điều kiện hoạt động của ổ cứng

– Có nguồn 5V cấp cho ổ cứng.

– Có 4 đường tín hiệu tiếp xúc tốt.

Biểu hiện khi ổ cứng hỏng hoặc máy không nhận ổ cứng

Máy có thông báo lỗi trên màn hình, không vào được màn hình Windows.

 

10. KBC_WPC775 Chip điều khiển nguồn và phím, chuột

Giao tiếp của chip điều khiển nguồn

– Chip điều khiển nguồn giao tiếp với Chipset nam để nhận các tín hiệu điều khiển từ CPU.

– Giao tiếp với BIOS để lấy chương trình hoạt động cho các xử lý của mình.

– Điều khiển phím, chuột Touchpad của máy tính.

Chức năng của chip điều khiển nguồn

– Xử lý các tín hiệu từ bàn phím trong, điều khiển bàn phím ngoài qua cổng PS2.

– Xử lý tín hiệu từ chuột Touchpad.

– Điều khiển và quản lý các mạch nguồn trên máy, đưa ra tín hiệu PWR_OK báo các nguồn đã tốt.

– Khởi động Chipset nam khi máy tính Boot.

– Kiểm tra dung lượng Pin và điều khiển sạc.

Điều kiện hoạt động của chip điều khiển nguồn

– Ban đầu chip này sử dụng nguồn chờ 3.3V, sau khi có nguồn cấp trước thì nó thay thế bằng nguồn cấp trước.

– Có thạch anh 32Khz dao động tạo xung nhịp.

Biểu hiện khi chip điều khiển nguồn bị hỏng, lỗi

– Máy không mở được nguồn.

-Không sử dụng được chuột hay bàn phím.

 

11. BIOS 16MB-W25x16 (8 Pin)

Giao tiếp của BIOS 16MB-W25x16 (8 Pin)

Đây là Bios Flash giao tiếp trực tiếp với chip điều khiển nguồn, điều khiển phím.

Chức năng của BIOS 16MB-W25x16 (8 Pin)

Chức năng của BIOS 16MB-W25x16 (8 Pin) là cung cấp toàn bộ chương trình cho chip điều khiển nguồn hoạt động, bao gồm các chương trình:

+ Chương trình điều khiển sạc Pin.

+ Chương trình điều khiển và quản lý các mạch nguồn của máy.

+ Chương trình điều khiển chuột TouchPad và Keyboard.

Điều kiện hoạt động của BIOS 16MB-W25x16 (8 Pin)

– Bios này được cấp nguồn chờ 3.3V cùng với chip điều khiển nguồn.

– Có chương trình.

– IC tốt.

BIOS này không hoạt động thì chip điều khiển không có chương trình để hoạt động nên biểu hiện giống như hỏng chip điều khiển nguồn.

 

12. Keyboard và Touchpad

Khái niệm của Keyboard và touchpad

Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống máy tính. Bàn phím thông thường có từ 83 đến 105 phím và chúng được chia bốn nhóm phím: Phím dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím số và nhóm phím điều khiển màn hình.

Touchpad là một phần mềm chuyên dùng sử dụng cho bàn phím, nó được ứng dụng nhiều nhất ở laptop, điện thoại thông minh, ipad… Theo nghĩa của tiếng việt nó chính là bàn rê cảm ứng đa điểm. 

Keyboard và Touchpad
Keyboard và Touchpad

Giao tiếp của Keyboard và touchpad

Keyboard và chuột Touchpad do chip điều khiển nguồn điều khiển trực tiếp.

Chức năng của của Keyboard và touchpad

Keyboard và touchpad cho phép người dùng sử dụng bàn phím và chuột để điều khiển máy.

Điều kiện sử dụng của của Keyboard và touchpad

– Keyboard chỉ có các phím bấm truyền về chip điều khiển xử lý.

– Touchpad có chip điều khiển sơ bộ nên sử dụng điện áp 5V.

Một số lỗi thường gặp của Keyboard và touchpad

Một số lỗi thường gặp của Keyboard

Một số phím bị liệt, nguyên nhân là do các phím này không tiếp xúc. Nếu là bàn phím mới thì do lỗi chương trình Bios trong ROM 16MB.

Một số lỗi thường gặp của touchpad

Máy không sử dụng được chuột Touchpad, hãy kiểm tra điện áp 5V cấp cho chuột.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về 6 linh kiện tiếp theo trong 22 linh kiện trong máy tính. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 1

Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 3

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính

Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...

Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?

Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...

Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt

Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...

Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...

Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán

Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....

Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...