Zalo
Facebook

Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán

Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản. Thế nhưng bạn có biết điện trở dán là gì? Nó có điểm khác biệt nào so với điện trở thông thường không? Và làm thế nào để đọc được giá trị của điện trở dán? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán

Điện trở dán là gì?

Để tìm hiểu điện trở dán là gì, đầu tiên chúng ta hãy cùng xem khái niệm điện trở. Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động. Hiểu một cách đơn giản thì điện trở chính là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. 

Điện trở dán chính là một con điện trở được dán trên bề mặt bo mạch chủ (Mainboard). Nó được gắn cố định trên bề mặt Mainboard nên không thể tháo rời.

Kích thước của điện trở dán

Kích thước và hình dáng của điện trở dán đều đã được tiêu chuẩn hóa và hầu hết tuân theo các tiêu chuẩn JEDEC.

Kích thước điện trở dán được biểu thị bằng mã số, chứa cả chiều rộng và chiều cao của điện trở dán. Đơn vị đo của mã này có thể được tính theo Inch hoặc mm, mã Inch được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, kích thước thực tế sử dụng đơn vị mm nhiều hơn.

Bảng liệt kê kích thước và thông số kỹ thuật của một số điện trở dán thông dụng
Bảng liệt kê kích thước và thông số kỹ thuật của một số điện trở dán thông dụng

Cách đọc giá trị điện trở dán 

Do điện trở dán có kích thước khá nhỏ nên không đủ không gian để in các mã dải màu truyền thống. Vì vậy nên người ta sử dụng mã mới cho điện trở dán. Mã phổ biến nhất là mã hệ thống ba và bốn chữ số và một hệ thống do Electronic Industries Alliance (EIA) được gọi là EIA-96.

1. Theo hệ thống ba và bốn chữ số

Trường hợp 1: Điện trở dán ba chữ số

Với điện trở dán ba chữ số, người ta đọc như sau:

– Hai chữ số đầu tiên: Là giá trị thực của điện trở dán.

– Chữ số thứ ba: Là số mũ của mười (Số chữ số 0).

Ví dụ: Một con điện trở dán có ký hiệu là 223. Giá trị của con điện trở này: 223 = 22 x 10^3 = 22 000 Ohm = 22K Ohm.

Lưu ý: Đối với điện trở dưới 100 Ohm thì người ta sẽ ghi chữ số thứ ba là 0.

Ví dụ: Một con điện trở dán dưới 100 Ohm có ký hiệu là 100. Giá trị của con điện trở này: 100 = 10 x 10^0 = 10 Ohm.

Trong một số trường hợp người ta chỉ ghi hai chữ số đầu của điện trở dán dưới 100 Ohm để tránh nhầm lẫn.

Đặc biệt, với điện trở dán dưới 10 Ohm, người ta thêm chữ “R” để đánh dấu vị trí đặt dấu thập phân.

Ví dụ: Một con điện trở dán dưới 10 Ohm có ký hiệu là R47. Giá trị của con điện trở này: R47 = 0,47 Ohm.

Trường hợp 2: Điện trở dán bốn chữ số

Cách đọc điện trở dán 4 số như sau:

– Ba chữ số đầu tiên: Là giá trị thực của điện trở dán.

– Chữ số thứ tư: Là số mũ của mười (Số chữ số 0).

Ví dụ: Một con điện trở dán có ký hiệu là 1001. Giá trị của con điện trở này: 1001 = 100 x 10^1 = 1000 Ohm = 1 KiloOhm (kΩ).

Đặc biệt, đối với những điện trở dán có giá trị lớn hơn 1000 Ω thì được ký hiệu chữ K (Tức KiloOhm). Còn đối với những điện trở dán lớn hơn 1000 000 Ω thì được ký hiệu chữ M (Tức MegaOhm).

Lưu ý: Các điện trở ghi 000 hoặc 0000 là điện trở có giá trị bằng 0 Ohm.

2. Theo hệ thống EIA-96

Theo sự cải tiến không ngừng, điện trở dán dần có độ chính xác cao hơn với kích thước nhỏ hơn. Chính vì vậy, cách đọc điện trở dán cũng dần có sự cải tiến nhất định và hệ thống EIA-96 được ra đời. Trong đó, hệ thống EIA-96 được xây dựng dựa trên dòng E96 và hướng tới những điện trở có sai số 1%.

Hệ thống EIA-96
Hệ thống EIA-96

Dựa vào bảng trên, ta đọc giá trị của điện trở dán như sau: Đầu tiên, ta đọc giá trị thực của điện trở theo mã ở phía bên trái. Sau đó, ta đối chiếu ký tự ở bảng bên phải để xác định hệ số nhân.

Ví dụ: Một con điện trở dán có ký hiệu là 76X. Giá trị của con điện trở này: 76X = 604 x 0,1 = 60,4 Ω ± 1%.

Lưu ý:

– Nếu bạn thấy trong ký hiệu của điện trở dán có một chữ số bị gạch ngang bên dưới thì có nghĩa đó là biểu thị thay cho chữ R (Biểu thị dấu thập phân). Tuy nhiên một số nhà sản xuất gạch chân cả ba chữ số trong ký hiệu nên bạn đừng nhầm lẫn nhé.

– Nếu trong điện trở dán có ký hiệu M thì có nghĩa là biểu thị cho giá trị MilliOhm.

– Ngoài ra, điện trở dán cũng có thể được ký hiệu bằng một thanh ngang bên trên hoặc bên dưới để thay thế cho ký hiệu R (Biểu thị dấu thập phân) do con điện trở quá bé.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách đọc điện trở theo vạch màu

Cách hàn điện trở dán

Để thực hiện phương pháp hàn điện trở dán, bạn sẽ cần chuẩn bị các vật dụng sau: Mỏ hàn, thiếc hàn, dung dịch hàn, panh gắp linh kiện, nhựa thông nước, các dụng cụ lau chùi, dây hút chì,…

Bước 1: Làm sạch điện trở và các điểm hàn

Việc làm sạch bề mặt hàn là một bước quan trọng trong quy trình hàn điện trở dán và các phương pháp hàn khác. Bạn có thể sử dụng dung dịch hàn hoặc nhựa thông để tẩy sạch điểm hàn, giúp cho thiếc hàn có thể nóng chảy đều. Sử dụng dụng cụ để đưa dung dịch hàn vào chân điện trở và điểm hàn, sau đó dùng mỏ hàn để làm sạch. Trong quá trình này, bạn thiếc hàn vào để tráng qua chân hàn và điểm hàn.

Hàn điện trở dán
Hàn điện trở dán

Bước 2: Tráng thiếc vào điểm hàn và chân điện trở

Tráng thiếc là một bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công khi đưa điện trở hàn vào vị trí và điểm hàn. Bạn sử dụng panh gắp để đưa một đầu điện trở vào vị trí, sau đó chấm mỏ hàn vào điểm hàn. Cuối cùng, bạn hàn điểm còn lại để hoàn tất.Tuy nhiên, trong quá trình hàn, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Đảm bảo nhiệt độ mỏ hàn phù hợp, thường là khoảng từ 320 đến 350 độ C.
  • Hàn đúng chiều và đúng chân của điện trở.
  • Đối với các linh kiện nhỏ xung quanh điểm hàn, cần cẩn thận để tránh làm hỏng chúng khi hàn bằng cách giữ cho đầu mỏ hàn không chạm vào chúng.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về những kiến thức liên quan đến điện trở dán. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *