Zalo
Facebook

Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 3

Trong quá trình học sửa laptop hay sửa chữa máy tính, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được các linh kiện trong máy tính. Có như vậy thì bạn mới có thể bắt bệnh và tiến hành sửa chữa chính xác. Trong bài viết ngày hôm nay, Học viện iT.vn sẽ tiếp tục chia sẻ tới các bạn cách nhận biết và kiến thức cơ bản về những linh kiện trong máy tính phần 3.

Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 3
Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 3

13. Chip Sound Card-Audio

Giao tiếp của chip Sound Card-Audio

Chip Sound Card-Audio giao tiếp trực tiếp với Chipset nam, nhận dữ liệu của máy truyền ra hệ thống âm thanh thông qua Chipset nam.

Chức năng của chip Sound Card-Audio

– Chip Sound Card-Audio nhận dữ liệu âm thanh dạng số rồi cho đổi sang tín hiệu Analog cho ra tín hiệu Audio.

– Chip Sound Card-Audio xử lý tín hiệu Analog rồi tách kênh, điều chỉnh âm sắc cho ra dữ liệu R và L ở ngõ ra.

Điều kiện hoạt động của chip Sound Card-Audio

– Điện áp 3V cấp cho mạch xử lý số Digital.

– Điện áp 5V cấp cho mạch Analog.

– Có khai báo cho phép hoạt động tại BIOS.

– Có trình điều khiển.

Biểu hiện khi không hoạt động của chip Sound Card-Audio

– Máy không nhận ra Card Sound và không thể cài Driver nếu lỗi mạch Digital.

– Máy cài được Driver nhưng không phát ra tiếng nếu lỗi mạch Analog.

– Mạch OP Amp-khuếch đại công suất âm thanh:

+ Mạch này khuếch đại tín hiệu Audio_R và Audio_L rồi đưa ra loa của máy.

+ Nếu hỏng mạch này thì máy mất âm thanh ở loa giống như hỏng vế Analog của chip Sound.

 

14. LAN-Card mạng

LAN-Card mạng
LAN-Card mạng

Giao tiếp của LAN-Card mạng

Chip điều khiển Card Net giao tiếp trực tiếp với Chipset nam thông qua chuẩn PCI.

Chức năng của LAN-Card mạng

LAN-Card mạng xử lý dữ liệu truyền và nhận thông qua mạng nội bộ LAN.

Điều kiện hoạt động của LAN-Card mạng

– Điện áp cấp cho chip LAN là 3.3V.

– Có thạch anh 25Mhz dao động tạo nhịp cho chip hoạt động.

– Thiết lập trong CMOS SETUP cho phép LAN hoạt động.

– Có Driver điều khiển.

Biểu hiện khi LAN-Card mạng không hoạt động

– Không thể cài được Driver cho LAN.

– Luôn báo lỗi kết nối khi sử dụng cổng RJ45.

 

15. Modem

Khái niệm của Modem

Modem (Viết tắt từ Modulator and Demodulator) là Card mạng giao tiếp với mạng Internet thông qua đường Line.

Chức năng của Modem

– Điều chế tín hiệu để truyền đi.

– Giải điều chế tín hiệu khi nhận về.

Biểu hiện nếu Modem hỏng

Máy không cài được Card MDC, không sử dụng được cổng RJ11.

 

16. Khe Mini Card

Khái niệm của khe mini Card

Khe mini Card là khe mở rộng theo chuẩn Mini PCI.

Khe Mini Card
Khe Mini Card

Giao tiếp của khe mini Card

Khe Mini PCI do Chipset nam điều khiển trực tiếp.

Chức năng của khe mini Card

Khe mini Card cho phép người dùng gắn thêm các Card mở rộng vào máy như card mạng Wifi…

Điều kiện hoạt động của của khe mini Card

Điện áp đưa ra khe Mini PCI bao gồm 1.5V để trao đổi với Chipset nam và 3.3V để trao đổi với các thành phần khác của máy.

Lưu ý: Bạn có thể gắn Card Test máy vào khe PCI để xem máy có chạy không và chạy đến đâu.

 

17. Chip điều khiển Card Reader

Khái niệm của chip điều khiển Card Reader

Chip điều khiển Card Reader (Hay còn được gọi với cái tên thông dụng là đầu đọc thẻ) là một thiết bị nhập liệu bằng cách đọc các dữ liệu lưu trữ trên thẻ.

Giao tiếp của chip điều khiển Card Reader

Chip điều khiển Card Reader giao tiếp với Chipset nam và với khe gắn thẻ MMC.

Chức năng của chip điều khiển Card Reader

Chip điều khiển Card Reader giúp cho máy tính có thể đọc được các dữ liệu của thẻ nhớ MMC, SD dùng trên máy ảnh, điện thoại…

Thành phần của chip điều khiển Card Reader

– Mạch này có một IC và một thạch anh 12Mhz.

– IC giao tiếp với chipset nam thông qua hai Bus theo chuẩn USB là USB+ và USB-.

Điều kiện sử dụng của chip điều khiển Card Reader

– Chip này sử dụng điện áp 3.3V.

– Có thạch anh dao động 12Mhz.

– Có tín hiệu Reset khởi động.

 

18. USB

Khái niệm của USB

USB (Viết tắt của cụm từ Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy tính. Chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm để các thiết bị kết nối theo đúng chuẩn cắm-chạy đặt ra.

USB
USB

Giao tiếp của USB

Các cổng USB do Chipset nam điều khiển thông qua hai Bus USB+ và USB-.

Chức năng của USB

Giao tiếp với các thiết bị theo tiêu chuẩn Universal Serial Bus-Tuần tự.

Điều kiện hoạt động của USB

– Điện áp đưa ra cổng USB là 5V và có đèn điều khiển điện áp; chip điều khiển nguồn sẽ cho phép cấp điện ra cổng USB hay không khi bạn thiết lập trong CMOS SETUP.

– Hai đường Bus từ Chipset nam đến cổng không bị mất.

 

19. Bluetooth

Giao tiếp của Bluetooth

Bluetooth giao tiếp trực tiếp với Chipset nam thông qua kết nối theo chuẩn USB.

Chức năng của Bluetooth

Bluetooth giúp cho máy tính có thể gửi và nhận dữ liệu thông qua sóng Bluetooth với các thiết bị công nghệ khác như Mobile, Laptop…

Điều kiện sử dụng của Bluetooth

– Mạch sử dụng điện áp 3.3V nhưng chỉ khi máy bật Bluetooth thì điện áp này mới được cấp.

– Mạch có hai đường dữ liệu trao đổi với Chipset nam là USB+ và USB-.

Chú ý: Khi mạch bị hỏng thì máy tính sẽ không sử dụng được chức năng Bluetooth.

 

20. Camera

Camera
Camera

Giao tiếp của Camera

– Camera giao tiếp với Chipset nam thông qua hai tín hiệu theo chuẩn USB.

– Camera gắn trên đỉnh màn hình nên tín hiệu và nguồn cấp đi chung cáp với cáp màn hình LCD.

Chức năng của Camera

Tích hợp Camera cho phép người dùng ghi lại hình ảnh của mình để truyền đi khi sử dụng Messenger.

Điều kiện sử dụng của Camera

– Sử dụng nguồn 3.3V của máy, không có đèn điều khiển nhưng có cầu chì bảo vệ.

– Có hai tín hiệu tiếp xúc với Chipset nam theo chuẩn USB là USB+ và USB- là Camera hoạt động.

– Cần cài Driver cho Camera trước khi sử dụng.

 

21. Khe kết nối LPC

Khe kết nối LPC cho phép nhà sản xuất nạp chương trình cho BIOS của máy khi máy sản xuất hoặc khi có sự cố. Tuy nhiên để sử dụng được khe này cần có Card chuyên dụng.

 

22. Thermal

Thermal là chip bảo vệ được gắn sau CPU nhằm theo dõi nhiệt độ của CPU. Khi CPU quá nhiệt, chip này sẽ làm chập chân tín hiệu SHDN của IC tạo áp 5V và 3V cấp trước làm mất hai điện áp trên nhằm bảo vệ máy.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về 10 linh kiện cuối cùng trong 22 linh kiện trong máy tính. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Các bài viết liên quan:

Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 2

Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 3

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!