Khi làm việc, chúng ta không chỉ vận dụng các kiến thức chuyên môn mà còn cần đến các kỹ năng mềm khác như: Khả năng sắp xếp công việc hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm… Trong đó, có những kỹ năng mà bất kỳ ngành nghề nào hay bất cứ công việc nào đều cần sử dụng đến. Thậm chí khi sử dụng thành thạo những kỹ năng đó, bạn sẽ làm việc vô cùng thuận lợi và cơ hội thăng tiến sẽ nhiều hơn.
Dưới đây, HOCVIENiT.vn sẽ giới thiệu với các bạn những kỹ năng giúp bạn nâng cao giá trị trong công việc.
Dù bạn có nhanh nhẹn, nắm bắt công việc nhanh hơn những đồng nghiệp khác nhưng không có nghĩa là bạn tài giỏi hơn họ mà bạn chỉ đang có lợi thế hơn họ mà thôi. Để thực sự vượt trội trong kết quả công việc, hãy thực hành các kỹ năng sau:
1. Đàm phán
Bạn được nghe rằng đàm phán là một kỹ năng quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống và công việc? Thế nhưng kỹ năng này có giúp ích gì cho bạn hay không?
Trong công việc hằng ngày, chắc chắn sẽ có lúc bạn cần phải thuyết phục đồng nghiệp hay cấp trên rằng ý kiến của bạn là đúng hay khả thi. Hoặc khi bạn cảm thấy mình xứng đáng nhận được mức lương cao hơn hiện tại, bạn cũng cần phải thuyết phục cấp trên của bạn rằng bạn thực sự đang làm rất tốt và họ nên xem xét lại mức lương cho bạn. Để làm những việc này, khẳng định là bạn cần phải có kỹ năng đàm phán.
Đàm phán không chỉ là thuyết phục mà cũng có nghĩa là bạn cần phải lắng nghe nhiều hơn và đặt câu hỏi tốt hơn. Điều này giúp bạn phát triển các cuộc nói chuyện và điều hướng nó theo đúng hướng bạn mong muốn. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xác định đàm phán là một trong những kỹ năng hàng đầu cần có trong việc phát triển nguồn nhân lực tương lai.
2. Quản lý
Nếu bạn đang đặt mục tiêu trở thành một nhà quản lý thành công trong vòng 2 năm nữa, chắc chắn bạn sẽ cần cải thiện kỹ năng quản lý. Thật ra kỹ năng quản lý không khó như cái tên của nó. Đầu tiên, bạn hãy trở thành người xuất sắc trong lĩnh vực của bạn. Sau đó, bạn hãy cố gắng hết sức để có thể giúp đỡ những người xung quanh bạn đạt được kết quả tốt như bạn vậy.
Quản lý không đơn giản chỉ là giám sát và bàn giao công việc cho cấp dưới mà bạn còn cần thuyết phục mọi người hành động với chung mục đích đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc. Nếu bạn trở thành một người có thể hoàn thành công việc cá nhân cũng như tập thể thật tốt, tất nhiên bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp.
Nói cách khác, bạn hãy trở thành nhà lãnh đạo ngay cả khi bạn đang là một nhân viên, những gì bạn đã thể hiện chắc chắn sẽ được chú ý và đây chính là lúc bạn sử dụng kỹ năng đàm phán để thuyết phục họ rằng bạn xứng đáng trở thành nhà quản lý tuyệt vời.
3. Phân tích dữ liệu
Nhập dữ liệu là một kỹ năng cơ bản liên quan đến việc nhập dữ liệu trong hệ thống theo cách thủ công. Còn phân tích dữ liệu là một kỹ năng nhận thức cao hơn bởi nó yêu cầu bạn tận dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định sáng suốt có lợi cho công ty của bạn.
Việc này liên quan đến các kỹ năng “biết cách tóm tắt bộ dữ liệu, nhận ra xu hướng và kiểm tra giả thuyết để xây dựng khung phân tích nhằm tiếp cận các vấn đề kinh doanh phức tạp”. Hầu như các công việc đều cần phân tích dữ liệu: Kế toán, marketing, phân tích tài chính…
Một người biết phân tích dữ liệu và có khả năng khai thác được chúng sẽ tạo ra được những giá trị rất cao. Và tất nhiên, sẽ không ai bỏ qua được các giá trị lớn mà bạn mang lại. Ngoài ra, kỹ năng phân tích còn giúp bạn tư duy tốt hơn, điều này chắc chắn tốt cho công việc của bạn.
Để nâng cao khả năng phân tích dữ liệu: Hãy thường xuyên tìm kiếm những con số thống kê của các công ty lớn và tự đặt câu hỏi: Con số này nói lên điều gì? “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta…?”, “Tại sao chúng ta không thể…?”,… Bạn cũng có thể đọc và tìm hiểu thêm những cuốn sách dạy phân tích hoặc tham gia các khóa đào tạo sẽ rất có ích để rèn luyện kỹ năng này.
4. Kiến thức về kinh tế và kế toán
Kiến thức cơ bản về kinh tế học sẽ giúp bạn hiểu chiến lược giá cả và nhu cầu đối với khách hàng tốt hơn. Nó cũng trang bị cho bạn các công cụ để giúp công ty của bạn xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Khả năng đọc bảng cân đối kế toán là một khả năng vô cùng hữu ích ngay cả khi bạn không thuộc bộ phận tài chính. Dòng tiền và lợi nhuận giúp bạn hiểu được vị trí và tiềm năng của công ty. Thêm vào đó, báo cáo tài chính giúp bạn hiểu và truyền đạt tốt hơn đóng góp của nhóm đối với lợi nhuận của tổ chức, công ty.
Các kỹ năng trên sẽ giúp bạn có luồng suy nghĩ logic, chính chắn, đưa ra quyết định chính xác và giao tiếp tốt hơn. Giá trị của bạn trong công việc sẽ luôn đi cùng với những giá trị mà bạn tạo ra cho doanh nghiệp hay công việc mà bạn đang làm. Bất kể bạn làm nghề gì thì những kỹ năng này sẽ khiến bạn trở nên nổi bật và thành công hơn. Chúc các bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Cách xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân đơn giản nhất
Việc xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân chính xác sẽ mang lại...
Th12
Thay đổi nghề ở tuổi 40: Không quá muộn nếu bạn biết cách
Việc thay đổi nghề nghiệp không còn là điều quá xa lạ với người trẻ....
Th11
Thành công với bí quyết giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn xin việc
Đối với mọi ứng viên thì việc tự giới thiệu bản thân khi đi phỏng...
Th4
7 “độc chiêu” khiến nhà tuyển dụng chấp nhận mức lương bạn đưa ra!
Trải qua nhiều cuộc phỏng vấn căng go mà bạn chưa có được mức lương...
Th3
CHẲNG CÒN NỖI SỢ VỀ QUÊ ĂN TẾT KHI BẠN GIÀU CÓ!
Năm nào cũng vậy, nỗi ám ảnh về những câu hỏi của họ hàng, hàng...
Th1
Đánh đổi tuổi trẻ bằng sự vất vả và cố gắng – Có đáng không?
Bạn có nuối tiếc về thời trẻ đã không nỗ lực hết mình? Và hiện...
Th1