Zalo
Facebook

Tất tần tật về CPU – Những kiến thức ai cũng nên biết

 

CPU là một bộ phận vô cùng quan trọng trong máy tính. Nó đóng vai trò như “bộ não” điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Vậy bạn đã biết hết về bộ phận quan trọng này chưa? Nếu chưa thì hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Tất tần tật về CPU - Những kiến thức ai cũng nên biết
Tất tần tật về CPU – Những kiến thức ai cũng nên biết

CPU là gì?

CPU là viết tắt của cụm từ Central Processing Unit (Hay còn được dịch sang Tiếng Việt là Bộ xử lý trung tâm). Trong đó, đây là bộ phận có nhiệm vụ tính toán, xử lý và đưa ra lệnh điều khiển dựa trên mọi thông tin, thao tác, dữ liệu của mọi hoạt động trên máy tính.

Tìm hiểu chi tiết về CPU

Trên hiện nay, loại CPU được sử dụng phổ biến là CPU dán – Đây là loại CPU được gắn cố định trên bo mạch chủ (MainBoard). 

Cách kiểm tra hoạt động của CPU

Khi nào cần nâng cấp CPU?

Nếu bạn muốn gia tăng tốc độ cho máy tính thì CPU cũng là một trong những lựa chọn có thể nâng cấp. 

Máy tính của bạn “chậm như rùa” ư? Nâng cấp CPU đi nhé!

Mặc dù CPU không giữ vai trò quá quan trọng đối với hiệu suất của toàn hệ thống nhưng nó vẫn giữ một vị trí không thể thay thế đối với việc vận hành máy tính. Bởi CPU chịu trách nhiệm thực hiện các lệnh trong hệ thống nên khi CPU của bạn càng nhanh thì ứng dụng trên máy tính hoạt động càng hiệu quả.

Ngoài phương pháp nâng cấp CPU như trên, nhiều dân công nghệ còn lựa chọn một phương pháp khác giúp cải thiện tốc độ máy tính đó là ép xung CPU. Đây là một phương pháp mà người dùng can thiệp vào phần cứng của thiết bị. Từ đó, thiết bị sẽ hoạt động nhanh và mạnh hơn so với thông số của nhà sản xuất đưa ra.

 

Hướng dẫn khắc phục một số lỗi phổ biến liên quan đến CPU

Như đã đề cập ở trên, CPU là một bộ phận vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, những lỗi liên quan đến CPU thường gây ra rất nhiều khó khăn cho người dùng, thậm chí có các trường hợp lỗi nghiêm trọng khiến người dùng không thể sử dụng được máy tính.

Dưới đây là 5 trường hợp lỗi CPU thường gặp nhất.

 

Lỗi CPU 100%

Lỗi CPU 100% (Hay còn gọi là lỗi CPU Usage 100%) là một tình trạng lỗi phổ biến nhất liên quan đến CPU. Một cách đơn giản thì lỗi này có nghĩa là công suất hoạt động của vi xử lý trong máy tính đã đạt tới mức tối đa. Tức là cpu máy tính đang phải hoạt động với tần suất lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hoạt động của thiết bị. Thông thường, chúng ta hay bắt gặp lỗi cpu 100 win 7 (có nghĩa chỉ số CPU usage ở mức 100%).

Biểu hiện của lỗi CPU 100%
Biểu hiện của lỗi CPU 100%

Xem chi tiết: 

Hướng dẫn khắc phục lỗi CPU 100%

Hướng dẫn sửa lỗi CPU 100% khi xem video, chơi game

CPU bị lỗi quá nhiệt

Cùng với lỗi CPU 100%, CPU bị lỗi quá nhiệt cũng là một trong những tình trạng lỗi phổ biến nhất. Dấu hiệu nhận biết của lỗi này là máy tự động tắt nguồn khi bạn khởi chạy một ứng dụng hay phần mềm có cấu hình cao, dung lượng lớn.

Hướng dẫn khắc phục CPU bị lỗi quá nhiệt

CPU lỗi nguồn

Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện tình trạng CPU lỗi nguồn bằng các biểu hiện sau: Laptop cắm sạc vào thì xuất hiện tình trạng đơ, giật, lag nhưng khi sử dụng Laptop với pin thì không thấy gặp các sự cố như ở trên.

Lúc này, bạn cần tiến hành thay nguồn mới cho CPU để khắc phục lỗi.

Hướng dẫn chi tiết cách khắc phục CPU lỗi nguồn

CPU bị cong chân

Lưu ý: Tình trạng lỗi CPU bị cong chân chỉ xảy ra đối với CPU sử dụng chân cổ điển.

Thông thường nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi này là do người dùng tháo dỡ và bảo quản CPU chính xác. Từ đó, gây ra các tác động không tốt đến bộ phận của CPU và điển hình nhất là làm cong chân CPU.

Nhiều bạn cho rằng một khi gặp phải sự cố này thì không thể khắc phục được nữa nhưng bạn có biết quy trình khắc phục sự cố này không hề khó như bạn tưởng, thậm chí nếu bạn có kiến thức cơ bản về sửa chữa thì bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục sự cố tại nhà đối với trường hợp chân CPU chỉ hơi bị cong.

Biểu hiện CPU bị cong chân
Biểu hiện CPU bị cong chân

Quy trình khắc phục cong chân CPU

Hư CPU

Tình trạng hư CPU thường do các nguyên nhân sau gây nên:

Tuổi thọ của CPU: Bất cứ linh kiện hay bộ phận nào trên máy tính đều có một tuổi thọ nhất định. Chính vì vậy, đến một thời điểm nhất định, việc CPU bị hư là điều không thể tránh khỏi.

Nhiệt độ quá cao: Khi máy tính được sử dụng trong một môi trường có nhiệt độ quá cao so với mức nhiệt độ cho phép thì có thể làm cho CPU bị “chết” đấy.

Ép xung CPU: Chúng ta không thể phủ định được lợi ích cũng như tốc độ mà việc ép xung CPU mang lại. Nhưng nó cũng để lại những ảnh hưởng không tốt cho máy tính bởi bạn đang “ép” CPU phải hoạt động vượt quá hiệu suất thông thường của nó.

Điện áp không ổn định: Việc điện áp tăng hoặc giảm đột ngột sẽ khiến cho CPU bị hư rất nhanh.

Xem thêm: 5 dấu hiệu nhận biết hư CPU

Trên đây là chia sẻ của HOCVIENiT.vn về những điều cần biết liên quan đến CPU. Chúc bạn thành công!

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất của HOCVIENiT.vn nhé.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!