Zalo
Facebook

Tất tần tật kiến thức chung về Mosfet

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một linh kiện cực kỳ phổ biến và quan trọng trong quá trình học điện tử cơ bản đó là Mosfet

Tất tần tật kiến thức chung về Mosfet
Tất tần tật kiến thức chung về Mosfet

1. Tìm hiểu chung về Mosfet

Trên máy tính, người ta sử dụng cả 2 loại Mosfet là Mosfet thuận và Mosfet ngược. Tuy nhiên, Mosfet ngược thường được sử dụng nhiều hơn và chúng được dùng trong tất cả các mạch nguồn Switching. Còn Mosfet thuận chỉ được sử dụng trong một số mạch đầu vào điện DCIN và V.BAT.

Mosfet bao gồm các chân:

D (Drain): Cực nền.

S (Source): Cực nguồn.

G (Gate): Cực cổng.

Cấu tạo của Mosfet
Cấu tạo của Mosfet

Lưu ý: Chiều dòng điện đi qua Mosfet theo chiều ngược với chiều mũi tên. Với Mosfet thuận, bạn sẽ thấy mũi tên ở cực S đi hướng ra ngoài.

 

2. Đặc điểm của Mosfet

Mosfet có những đặc điểm như sau:

– Từ cực G sang cực D cách điện.

– Từ cực G sang cực S cách điện.

– Khi phân cực thuận cho cực D-S của Mosfet thì dòng điện đi qua Mosfet phụ thuộc vào điện áp đặt tại cực G.

+ Với Mosfet thuận: Khi nạp âm cho G sau đó phân cực thuận cho D-S của Mosfet (Để dòng điện đi từ S sang D) thì Mosfet sẽ dẫn. Khi nạp dương cho G sau đó phân cực thuận như trên thì Mosfet sẽ tắt.

+ Với M ngược: Khi nạp dương cho G sau đó phân cực thuận cho D-S (Để dòng điện đi từ D sang S) thì Mosfet sẽ dẫn. Khi nạp âm cho G sau đó phân cực thuận như trên thì Mosfet sẽ tắt.

– Các Mosfet sử dụng trên Laptop luôn luôn có Diode đấu song song với cực D-S và phân cực ngược với chiều dòng điện đi qua Mosfet.

Đặc điểm của Mosfet
Đặc điểm của Mosfet

Xem thêm: Tìm hiểu về mosfet và các loại mosfet thông dụng

3. Cách đo Mosfet

Để sửa chữa tốt các mạch nguồn trên máy Laptop, bạn cần có kỹ năng về kiểm tra Mosfet. Trong quá trình kiểm tra bạn cần phải xác định được các yêu cầu sau đây:

+ Xác định xem Mosfet đó là M thuận hay M ngược?

+ Xác định xem M đó có bị chập hay không?

+ Xác định xem M đó có còn tốt hay không?

Cách đo Mosfet
Cách đo Mosfet

Xem thêm: Hướng dẫn xác định và thay thế Mosfet

3.1 Cách xác định Mosfet thuận hay Mosfet ngược

Đầu tiên, bạn chỉnh đồng hồ về thang đo x1 Ohm (Khi đó que đen sẽ ra điện áp dương, que đỏ ra điện áp âm). 

Nếu bạn đặt que đen vào chân 1, 2, 3 và que đỏ vào chân 5, 6, 7, 8 mà thấy lên kim thì đó là Mosfet ngược (Vì Mosfet ngược có 1 Điốt mắc từ cực S sang cực D và dòng điện đi từ S sang D sẽ đi qua Điốt, như hình trên). Đối với Mosfet ngược, khi bạn đặt que đen vào D, que đỏ vào S sẽ không thấy lên kim (Trừ khi bạn nạp dương cho cực G thì đèn dẫn và đo như trên sẽ thấy lên kim).

Với Mosfet thuận, khi bạn đặt que đen vào S, que đỏ vào D thì không thấy đèn dẫn. Còn khi bạn đặt que đen vào D (Chân 5, 6, 7, 8) và que đỏ vào S (Chân 1, 2, 3) mà thấy lên kim thì đó là Mosfet thuận kênh P. 

Cách xác định Mosfet thuận hay Mosfet ngược
Cách xác định Mosfet thuận hay Mosfet ngược

3.2 Cách kiểm tra chất lượng Mosfet

Để kiểm tra chất lượng đèn Mosfet, bạn cần tháo nó ra ngoài mạch in rồi để Mosfet lên vật cách điện tốt ( Ví dụ như tấm kính). Sau đó, bạn chỉnh đồng hồ về thang x1 kOhm và tiến hành đo theo hướng dẫn dưới đây:

3.2.1 Kiểm tra chất lượng Mosfet ngược

Bạn tiến hành đo theo 4 bước dưới đây:

Bước 1: Đo từ G sang S phải thấy cách điện (Không lên kim).

Bước 2: Đo từ G sang D phải thấy cách điện.

Bước 3: Nạp dương cho G sau đó đo thuận D-S thì đèn phải dẫn. Bạn nạp dương cho G bằng cách đặt que đen vào G, que đỏ vào S. Sau khi nạp dương cho G và đo thuận (Phân cực thuận) tức là que đen vào D, que đỏ vào S thì đèn phải dẫn.

Bước 4: Nạp âm cho G sau đó đo thuận D-S thì đèn phải tắt. Bạn nạp âm cho G bằng cách đặt que đỏ vào G, que đen vào S. Sau khi nạp âm cho G và đo thuận (Phân cực thuận cho D-S) thì đèn phải tắt.

Nếu kết quả thỏa mãn cả 4 bước kể trên thì có nghĩa là đèn tốt, chỉ cần một trong bốn bước không thỏa mãn là đèn hỏng.

Kiểm tra chất lượng Mosfet ngược
Kiểm tra chất lượng Mosfet ngược

Các trường hợp sau đây là Mosfet hỏng:

– Nếu đo G-S mà lên kim là chập G-S.

– Nếu đo G-D mà lên kim là chập G-D.

– Nếu nạp dương cho G sau đó đo thuận DS mà đèn không dẫn là đứt DS.

– Nếu đã nạp âm cho G sau đó đo thuận DS mà đèn vẫn dẫn (Không tắt) là đèn dò hay chập DS.

3.2.2 Kiểm tra chất lượng Mosfet thuận

Bạn tiến hành đo theo 4 bước dưới đây:

Bước 1: Đo từ G sang S phải cách điện (Không lên kim).

Bước 2: Đo từ G sang D phải cách điện( không lên kim).

Bước 3: Nạp âm cho cực G (Bằng cách đặt que đỏ vào G, que đen vào S). Sau khi nạp âm cho G và phân cực thuận cho M (Đặt que đen vào S, que đỏ vào G) thì M phải dẫn.

Bước 4: Nạp dương cho G, Mosfet sẽ bị khóa khi phân cực thuận D-S bằng cách đặt que đen vào G. Sau khi nạp dương cho G, Mosfet sẽ bị khóa khi phân cực thuận D-S.

Nếu kết quả thỏa mãn cả 4 bước kể trên thì có nghĩa là đèn tốt, chỉ cần một trong bốn bước không thỏa mãn là đèn hỏng.

Kiểm tra chất lượng Mosfet thuận
Kiểm tra chất lượng Mosfet thuận

Các trường hợp sau đây là Mosfet hỏng:

– Nếu đo G-S mà lên kim là chập GS.

– Nếu đo G-D mà lên kim là chập GD.

– Nếu nạp âm cho G sau đó phân cực thuận cho DS mà đèn không dẫn là đứt DS.

– Nếu nạp dương cho G sau đó phân cực thuận cho DS mà đèn vẫn dẫn (Không tắt) là đèn dò hay chập DS.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về các kiến thức về Mosfet đèn công suất nguồn Switching trên Laptop. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!