Đồng hồ đo điện vạn năng là một thiết bị hữu dụng và hỗ trợ đắc lực trong ngành kỹ thuật điện tử. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách đo điện trở bằng đồng hồ đo điện qua sự hướng dẫn của chuyên gia tới từ HocvieniT.vn
Các dạng đồng đo điện có thể đo điện trở
Hiện nay trên thị trường có 2 loại vạn năng kế (đồng hồ đo dòng điện, đo điện áp, điện trở…) với rất nhiều chức năng đo khác nhau dưới đây:
– Đồng hồ vạn năng điện tử: Đồng hồ đo điện vạn năng kim là loại đồng hồ đã ra đời từ lâu và có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, thiết bị này đang dần bị thay thế bởi vạn năng kế điện tử. Bộ phận chính của nó là một gavano kế. Đồng hồ vạn năng kim thường chỉ thực hiện được việc đo lường một số đại lượng cơ bản như cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Kết quả đo sẽ được hiển thị bởi một chiếc kim chỉ trên thước hình cung. Và khác với đồng hồ đo vạn năng điện tử, đồng hồ kim không cần đến nguồn điện nuôi ở chế độ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Một số nhà sản xuất nổi tiếng như Hioki, Twintex…
– Đồng hồ vạn năng kim: Đồng hồ vạn năng điện tử hiện số hay vạn năng kế điện tử là loại đồng hồ vạn năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động. Thiết bị này cần đến một nguồn điện cấp như pin. Đây là dụng cụ phổ biến và không thể thiếu của tất cả những người làm công việc có liên quan đến kiểm tra điện và điện tử. Khi tiến hành đo lường, kết quả sẽ được hiển thị qua màn hình LCD điện tử. Việc lựa chọn các đơn vị đo, thang đo… thường được tiến hành bằng các nút bấm hay công tắc xoay có nhiều nấc. Một số vạn năng kế điện tử hiện đại còn có thể tự động chọn thang đo.
Hướng dẫn cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Cách đo điện trở bằng đồng hồ số
Sử dụng thang đo điện trở
Đối với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng điện tử, chúng ta có thể đo được rất nhiều thứ như kiểm tra giá trị điện trở, kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn, kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in, kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện, kiểm tra trở kháng của một mạch điện…
>>> Xem thêm: Thế nào là điện trở? <<<
Lưu ý khi sử dụng vạn năng kế điện tử: Để có thể sử dụng các thang đo này đồng hồ phải lắp 2 pin tiểu 1.5V. Đối với trường hợp sử dụng thang đo 1K.Ohm hoặc 10K.Ohm ta phải lắp pin 9V.
Cách đo điện trở
– Bước 1: Chỉnh đồng hồ về thang đo điện trở Ω. Nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1K.Ohm hoặc 10K.ohm
– Bước 2: Que màu đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω
– Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
– Bước 4: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng số vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo
– Bước 5: Đo điện trở, có thể đo lại lần 2 để có được kết quả chính xác nhất
– Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng số đo điện trở
– Tuyệt đối không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện. Điều này sẽ làm đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức
– Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện. Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước
– Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác
– Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo
Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim
Lưu ý khi đo điện trở bằng đồng hồ kim
Khi thực hiện cách đo điện trở sống hay chết ta lựa chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.
Sử dụng đồng hồ đo điện kim để đo điện trở
– Bước 1: Để thang đồng hồ vạn năng về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1K.ohm hoặc 10K.ohm. Sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm
– Bước 2: Chuẩn bị đo
– Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo. Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
– Bước 4: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc trị số sẽ không chính xác
– Bước 5: Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác
>>> Có thể bạn muốn biết: Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng hiệu quả
Hướng dẫn đo điện trở cách điện
Nguyên lý chung của đồng hồ đo điện trở cách điện
Tiến hành trên điện môi của thiết bị cần kiểm tra. Từ thực tiễn cho thấy, điện môi là chất cách điện. Tuy nhiên chúng ta đã chứng minh được rằng không có một chất cách điện nào tuyệt đối cả. Do vậy ta sẽ thực hiện một điện áp của máy vào điện môi.
Bài viết liên quan
Tiến hành áp một điện áp vào điện môi, từ đó xác định dòng rò qua điện môi. Áp dụng định luật Ohm để xác định điện trở cách điện của điện môi đó. Đây chính là nguyên lý làm việc chung của các đồng hồ đo điện trở cách điện.
Hướng dẫn cách đo điện trở cách điện
– Bước 1: Lưu ý tắt hết nguồn điện trước khi tiến hành đo điện trở cách điện. Chuyển đồng hồ về thang đo V và đo kiểm tra. Nếu đồng hồ báo OV thì có thể yên tâm để bắt đầu đo điện trở
– Bước 2: Xác định và lựa chọn thang đo phù hợp. Trước tiên bạn cần phải kiểm tra xem hệ thống điện chúng ta chuẩn bị đo đang ở bao nhiêu vol? Từ đó mới có thể lựa chọn được đồng hồ đo điện trở cách điện phù hợp. Chúng ta sử dụng nguyên tắc ½ (lưới điện bao nhiêu thì dùng thang đo gấp đôi). Ví dụ hệ thống điện bạn sử dụng là 220V thì phải sử dụng thang đo 500V. Nếu hệ thống điện là 500V thì phải sử dụng thang đo 1000V.
– Bước 3: Kẹp dây que vào vỏ của thiết bị cần đo (dây đo màu đen). Vỏ của thiết bị ở đây có thể kể đến như vỏ máy biến áp, vỏ motor, vỏ tủ điện… Dây đo màu đỏ còn lại chạm vào nơi cần đo điện trở cách điện.
– Bước 4: Tiến hành nhấn nút đo để đồng hồ phóng ra một lượng điện áp DC và đọc thông số hiển thị trên màn hình.
Vì kết quả đo được sẽ thay đổi theo thời gian do những tác dụng của điện dung. Do đó tốt nhất là bạn nên tiến hành nhiều kết quả đo để tổng hợp. Từ đó có thể đánh giá và đưa ra những nhận xét khách quan nhất chất lượng của dung môi.
Hướng dẫn thực hành đo điện trở
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách đo điện trở sống hay chết bằng đồng hồ số cũng như đồng hồ kim. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích cho các bạn trong công việc của mình. Nếu như bạn là người đam mê và yêu thích với nghề sửa chữa laptop, đừng bỏ qua các khóa học bao nghề chuyên nghiệp tại HocvieniT.vn. Khóa học được khai giảng định kỳ vào các ngày 1 và 15 hàng tháng với rất nhiều những ưu đãi học phí hấp dẫn dành cho 5 người đăng ký sớm nhất. Chi tiết khóa học, cách thức đăng ký cũng như những vấn đề liên quan vui lòng xem chi tiết tại đây hoặc liên hệ theo Hotline 0981 223 001
Chúc các bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1