Đồng hồ đo điện vạn năng là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực điện và điện tử, giúp đo các thông số điện như điện áp, dòng điện, điện trở và công suất. Đây cũng là công cụ cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho kỹ thuật viên sửa chữa máy tính.
Trong bài viết này, Học viện iT.vn sẽ chia sẻ tới các bạn học viên cách sử dụng đồng hồ đo vạn năng chi tiết nhất.
Xem thêm: Cách kiểm tra laptop bị chập nguồn bằng đồng hồ vạn năng
Đồng hồ đo điện vạn năng là gì?
Đồng hồ vạn năng là một thiết bị quan trọng trong việc đo lường các thông số điện. Chức năng chính của nó là đo các thông số như điện áp, dòng điện, điện trở, công suất, kiểm tra thông mạch và tiếp giáp bán dẫn trong mạch điện. Với độ chính xác cao và tính linh hoạt, đồng hồ đo vạn năng là công cụ không thể thiếu đối với kỹ thuật viên điện và các chuyên gia trong lĩnh vực điện tử.
Ưu và nhược điểm của đồng hồ đo vạn năng
Ưu điểm của đồng hồ đo vạn năng là khả năng đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, nhận thấy được sự phóng nạp của tụ điện.
Tuy nhiên, nhược điểm của thiết bị này là về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol. Cho nên khi sử dụng thiết bị để đo vào các mạch cho dòng thấp thì chúng bị sụt áp.
Cách sử dụng đồng hồ đo vạn năng chi tiết nhất
Đo điện áp
Để đo điện áp bằng đồng hồ vạn năng, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn thiết lập núm vặn ở thang đo V~ để đo điện áp.
Bước 2: Cắm que đỏ ở vị trí cổng (VΩHz) và que đen ở vị trí cổng COM.
Bước 3: Nếu bạn thấy trên màn hình chức năng đo đang hiển thị là DC thì có nghĩa là đang đo điện áp một chiều.
Bước 4: Nhấn vào nút Select (màu xanh dương) để chuyển thang đo dòng điện áp một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC).
Bước 5: Bây giờ, bạn đưa que đo đến vị trí cần đo và đọc giá trị hiển thị trên màn hình là được.
Lưu ý: Nếu trước chỉ số đo có dấu (-) thì bạn đảo ngược que đo lại và thực hiện đo điện áp như bình thường.
Đo dòng điện
Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Điều chỉnh núm vặn ở thang A~ (Đây là giá trị lớn nhất).
Bước 2: Nhấn nút Select để chuyển đổi giữa chế độ AC (dòng điện xoay chiều) và DC (dòng điện một chiều) phù hợp.
Bước 3: Cắm que đo có màu đen vào vị trí cổng COM và que đỏ vào vị trí cổng A.
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình. Nếu kết quả cho giá trị nhỏ ở thang mA, bạn hãy chuyển thang đo mA để kết quả chính xác hơn. Trường hợp hiển thị kết quả vẫn nhỏ, thì bạn chuyển tiếp xuống thang đo μA.
Đo điện trở
Để đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Điều chỉnh núm vặn ở thang đo điện trở và nhấn nút Select để chọn.
Bước 2: Bạn cắm que đỏ vào vị trí cổng VΩHz và que đen vào vị trí cổng COM.
Bước 3: Tiến hành đo ở vị trí 2 chân của điện trở và đọc kết quả trên màn hình. Bạn nên đo 2 lần để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Lưu ý: Nếu kết quả nhỏ hơn 10Ω, bạn nên cắm que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt để cho kết quả hiển thị chính xác nhất. Nếu kết quả lớn hơn 10kΩ thì bạn nên tránh để tay tiếp xúc vào 2 que đo, vì có thể giảm độ chính xác khi đo điện trở.
Kiểm tra thông mạch
Để kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Đặt thang đo ở vị trí có biểu tượng điện trở/đo đi-ốt/thông mạch và nhấn Select.
Bước 2: Cắm que đỏ vào vị trí cổng VΩHz và que đen vào vị trí cổng COM.
Bước 3: Đưa cả hai đầu que đo vào hai đầu mạch hoặc đoạn dây cần đo. Nếu máy phát ra tiếng bíp bíp thì có nghĩa là mạch không bị đứt. Còn nếu máy không phát ra tiếng thì mạch đang gặp vấn đề.
Kiểm tra điốt
Để kiểm tra điốt bằng đồng hồ vạn năng, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn thiết lập đồng hồ vạn năng như Bước 1 và Bước 2 khi kiểm tra thông mạch.
Bước 2: Sau đó, bạn đặt que đen của đồng hồ vào cực Catot và que đỏ vào cực Anot.
Bước 3: Đọc kết quả đo. Nếu hiển thị giá trị từ 0.25 – 0.3 là điốt gecmani, còn giá trị từ 0.7 là điốt silic.
Bước 4: Đảo chiều que đo. Nếu đồng hồ hiển thị dòng chữ “OL”, nghĩa là điốt ổn. Còn nếu không thấy hiển thị kết quả, nghĩa là đi-ốt bị hỏng.
Kiểm tra tụ điện
Để kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn thiết lập thang đo ở vị trí có biểu tượng tụ điện.
Bước 2: Cắm que đen vào vị trí cổng COM và que đỏ vào vị trí cổng VΩHz.
Bước 3: Đọc kết quả.
Đo nhiệt độ
Ngoài các chức năng thường dùng ở trên, đồng hồ vạn năng còn có thể đo nhiệt độ. Bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Điều chỉnh thang đo nhiệt độ °C(°F)
Bước 2: Bạn cắm sensor đo nhiệt độ vào cổng + – và tiến hành đo.
Bước 3: Đọc giá trị nhiệt độ.
Lời khuyên sử dụng đồng hồ đo vạn năng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Trước khi sử dụng đồng hồ đo vạn năng, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo. Hướng dẫn sử dụng sẽ cung cấp cho bạn thông tin quan trọng về cách sử dụng đúng cách và an toàn. Đảm bảo bạn hiểu rõ các biểu đồ, ký hiệu và các tính năng khác của đồng hồ đo vạn năng.
Đảm bảo an toàn
Khi sử dụng đồng hồ đo vạn năng, luôn luôn đảm bảo an toàn cho bản thân. Đảm bảo rằng bạn đang làm việc trong môi trường an toàn và tuân thủ các quy tắc an toàn điện. Đừng bao giờ chạm vào các phần nguy hiểm của mạch điện khi đo và luôn mang các thiết bị bảo hộ như găng tay cách điện.
Đo theo thứ tự đúng
Khi đo nhiều thông số điện trên cùng một mạch, hãy đo theo thứ tự đúng để tránh làm hỏng đồng hồ đo vạn năng hoặc mạch điện. Thông thường, bạn nên đo điện áp trước, sau đó là dòng điện, điện trở và công suất.
Sử dụng chế độ đo phù hợp
Đồng hồ đo vạn năng thường có nhiều chế độ đo khác nhau, chẳng hạn như chế độ đo AC (điện áp xoay chiều) và chế độ đo DC (điện áp một chiều). Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng chế độ đo phù hợp với mạch điện và thông số bạn đang đo.
Ghi lại kết quả đo
Khi đã hoàn thành quá trình đo, hãy ghi lại kết quả đo để có thể sử dụng và so sánh trong tương lai. Bạn có thể ghi lại kết quả trên giấy hoặc sử dụng chức năng lưu trữ kết quả của đồng hồ đo vạn năng (nếu có). Việc lưu giữ kết quả đo sẽ giúp bạn theo dõi và phân tích các thông số điện của mạch điện theo thời gian.
Giải đáp các câu hỏi thường gặp về cách sử dụng đồng hồ đo vạn năng
1. Đồng hồ đo vạn năng có thể đo được những thông số điện gì?
Đồng hồ đo vạn năng có thể đo được các thông số điện như điện áp, dòng điện, điện trở và công suất.
2. Tại sao cần sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng?
Đồng hồ đo vạn năng là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực điện và điện tử. Chúng giúp đo và đánh giá các thông số điện trong mạch điện và hỗ trợ trong việc kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện.
3. Làm thế nào để chọn đồng hồ đo vạn năng phù hợp?
Khi chọn đồng hồ đo vạn năng, bạn nên xem xét các yêu cầu của mạch điện mà bạn muốn đo và chọn đồng hồ đo vạn năng có các tính năng và phạm vi đo phù hợp.
4. Có cần hiệu chỉnh lại đồng hồ đo vạn năng không?
Đồng hồ đo vạn năng cần được hiệu chuẩn định kỳ để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất về việc hiệu chuẩn đồng hồ đo vạn năng.
Có thể bạn quan tâm: Cách đo dòng điện bằng ampe kìm và đồng hồ vạn năng
Kết luận
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về cách sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng chi tiết nhất. Đồng hồ đo vạn năng là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực điện và điện tử, và việc hiểu và sử dụng chúng đúng cách sẽ giúp kỹ thuật viên đo và đánh giá các thông số điện một cách chính xác.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng đồng hồ vạn năng thì hãy inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Cách khắc phục iPad bị treo táo không lên nguồn
Treo máy hay treo logo là một trong những hiện tượng mà bạn có thể...
Th9
Triac là gì? Nguyên lý hoạt động và cách đo Triac
Triac là gì? Triac là một linh kiện bán dẫn có khả năng dẫn dòng...
Th9
Sửa lỗi cảnh báo phát hiện chất lỏng trong đầu nối Lightning trên iPhone
Khi cắm sạc iPhone bạn nhận được thông báo “Phát hiện chất lỏng trong đầu...
Th8
5 cách khắc phục lỗi máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình
Máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình? Đừng lo lắng! Bài viết...
Th8
Hướng dẫn khắc phục màn hình iPhone không nhận cảm ứng
Màn hình iPhone không nhận cảm ứng là một trong những pan lỗi thường gặp....
Th8
Hướng dẫn khắc phục lỗi màn hình trắng trên iPhone
Lỗi màn hình trắng trên iPhone là một trong những sự cố thường gặp nhất...
Th8