Đối với người làm nghề kỹ thuật điện tử, đặc biệt là kỹ thuật viên sửa chữa laptop, đồng hồ vạn năng là một cách tay phải đắc lực. Việc có thể nắm rõ cũng như thành thạo trong cách sử dụng đồng hồ vạn năng sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của mỗi người. Chính bởi tầm quan trọng đó, HocvieniT.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng thông qua bài viết dưới đây.
Đồng hồ đo vạn năng là gì?
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về thiết bị này. Đồng hồ vạn năng (hay vạn năng kế, đồng hồ đo điện vạn năng) là dụng cụ đo lường có nhiều chức năng. Đây là một thiết bị có cấu tạo nhỏ gọn, dùng để đo kiểm tra mạch điện hoặc mạch điện tử. Ngoài ra, một số dòng đồng hồ còn có thể đo tần số dòng điện, điện dung tụ điện, kiểm tra bóng bán dẫn (transistor, diode)…
Thông thường, đồng hồ đo điện vạn năng có 3 chức năng chính đó là đo điện áp, điện trở và dòng điện. Đây là 3 thông số đại diện cho 3 đại lượng chính của định luật Ohm. Đó cũng chính là 3 thông số quan trọng nhất để cấu thành lên một mạch điện kín. Dòng điện có đặc điểm vô hình. Chính vì vậy chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường mà cần dùng đến chiếc đồng hồ đo vạn năng thông qua kim quay và mặt chỉ thị của nó.
Đồng hồ vạn năng được chia làm 2 loại đó là đồng hồ vạn năng điện tử và đồng hồ vạn năng kim.
Đồng hồ vạn năng kim
Đồng hồ vạn năng kim có bộ phận chính là một gavano kế. Loại đồng hồ này chỉ thực hiện được việc đo lường cho một số đại lượng cơ bản như đo cường độ dòng điện, đo hiệu điện thế và điện trở. Kết quả đo sẽ được hiển thị bởi một chiếc kim chỉ trên thước hình cung. Khác với đồng hồ đo vạn năng điện tử, đồng hồ kim không cần đến nguồn nuôi ở chế độ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
Đồng hồ vạn năng điện tử
Đồng hồ đo điện tử (hay vạn năng kế điện tử) là loại đồng hồ vạn năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động. Thiết bị này cần đến một nguồn điện cấp như pin. Đây là dụng cụ khá phổ biến và quen thuộc đối với tất cả những người làm công việc điện tử. Khi tiến hành đo lường, kết quả sẽ được hiển thị thông qua màn hình LCD điện tử. Việc lựa chọn các đơn vị đo lường, thang đo… được tiến hành bằng các nút bấm hay công tắc xoay có nhiều nấc. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một số loại đồng hồ vạn năng điện tử hiện đại còn có thể tự động chọn thang đo.
>>> Có thể bạn muốn biết: Địa chỉ mua vạn năng kế chính hãng giá tốt
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện
Trong khuôn khổ của bài viết này, HocvieniT.vn sẽ giới thiệu đến bạn cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng kim.
Cách đo dòng điện 1 chiều
Lưu ý:
– Phạm vi đo được của đồng hồ lớn nhất là 250mA
– Các đầu đo của vạn năng kế phải được kết nối chắc chắn với mạch điện cần đo. Nếu kết nối chập chờn, rất có thể sẽ xảy ra những xung điện gây nguy hiểm cho mạch hoắc đồng hồ đo.
– Tuyệt đối không bao giờ được thực hiện việc đo điện áp với các thang đo dòng điện. Điều này sẽ dẫn tới việc các cầu chì có thể bị nổ hoặc làm hỏng đồng hồ đo.
– Trong trường hợp điện áp cao hơn 250V được đặt vào thang đo dòng điện một chiều, cầu chì có thể không bảo vệ được mạch điện bên trong, nhiều linh kiện có thể bị hỏng.
Cách đo dòng điện một chiều bằng đồng hồ vạn năng kim
– Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào dấu (+)
– Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA
– Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm
– Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực (+) và que đo mày đen về phía cực (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.
– Bật điện cho mạch thí nghiệm.
– Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A-25mA để được kết quả chính xác hơn. Tương tự đối với kết quả nhỏ hơn 2.5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A-2.5mA.
Tức là bắt đầu từ thang đo lớn nhất, sau đó giảm dần cho đến khi chọn được thang đo lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị của dòng điện cần đo.
– Đọc và tính giá trị: tiến hành đọc trên cung chia độ C, tính giá trị giống như trường hợp đo điện áp 1 chiều. Có nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ.
Cách đo dòng điện xoay chiều
Về cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện xoay chiều, bạn chú ý một số điểm như sau:
– Phạm vi đo dòng điện xoay chiều có thể lên đến 15A
– Thang đo này không có cầu chì bảo vệ nên nếu nhầm lẫn sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng.
– Tuyệt đối không dùng thang đo dòng điện xoay chiều để đo điện áp.
Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
– Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu AC-15A
– Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thanh AC-15A
– Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm
– Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (mắc nối tiếp). Sau đó bật điện cho mạch thí nghiệm.
– Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ E15, tính giá trị giống với trường hợp đo điện áp 1 chiều. Có nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim cương trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia đó.
Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng kim đo điện trở: Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.
– Bước 1: Để thang đo của đồng hồ vạn năng về các thang đo trở. Nếu trong trường hợp điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang 1 Kohm hoặc 10 Kohm => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
– Bước 2: Chuẩn bị đo
>>> Cách đọc vạch màu điện trở nhanh chóng và chính xác nhất <<<
– Bước 3: Đặt que đo vào 2 đầu của điện trở, sau đó đọc trị số trên thang đo. Giá trị đo được = (chỉ số thang đo) x (thang đo)
Ví dụ: nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K.ohm
– Bước 4: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy việc đọc trị số sẽ không chính xác. Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều cũng làm ảnh hưởng sai lệch đến việc đọc trị số.
Trên đây là cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng hiệu quả nhất mà HocvieniT.vn muốn giới thiệu đến với các bạn.
Hướng dẫn thực hành đo điện trở
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng thông qua bài viết. Vì trong khuôn khổ giới hạn của bài, HocvieniT.vn chỉ có thể giới thiệu đến các bạn cách đo đồng hồ vạn năng kim, cũng là loại đồng hồ đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn.
Đối với những bạn muốn theo nghề kỹ thuật viên sửa chữa Laptop chuyên nghiệp, việc có thể nắm rõ và thuần thục cách sử dụng đồng hồ vạn năng là một yêu cầu bắt buộc. Và nếu bạn muốn học hỏi thêm nhiều kỹ thuật không chỉ là cách đo dòng điện mà còn cả những kiến thức chuyên sâu hơn nữa về nghề sửa laptop, hãy đăng ký ngay một khóa học sửa chữa bao nghề tại HocvieniT.vn. Khóa học nghề tại trung tâm đã nhận được sự tin tưởng của hàng trăm học viên trong suốt 8 năm qua. Mô tả chi tiết khóa học cũng như cách thức đăng ký, vui lòng tham khảo tại đây.
Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1