Ép xung CPU là một phương pháp mà người dùng can thiệp vào phần cứng của thiết bị. Từ đó, thiết bị sẽ hoạt động nhanh và mạnh hơn…
Đối với dân công nghệ nói chung, hay những người đam mê máy tính nói riêng, ép xung đã là một thuật ngữ rất quen thuộc. Tuy vậy thì không phải ai cũng có thể hiểu được bản chất cũng như những đặc điểm của phương pháp này. Vậy ép xung CPU là gì, có nên ép xung CPU hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ép xung CPU là gì?
Trước khi nói đến cụ thể ép xung CPU máy tính, chúng ta sẽ tìm hiểu về ép xung trước. Quá trình ép xung (OverClock – OC) là một phương pháp mà người dùng can thiệp vào phần cứng của thiết bị. Từ đó, thiết bị sẽ hoạt động nhanh và mạnh hơn so với thông số của nhà sản xuất đưa ra. Các nhà sản xuất phần cứng như Intel hay AMD luôn đưa ra những sản phẩm với cá thông số “yếu hơn” so với khả năng thực tế của nó. Do vậy, để có thể tận dụng tối đa hiệu năng của thiết bị mà không cần phải chi thêm tiền để nâng cấp, người dùng có xu hướng tìm đến với phương pháp ép xung này.
Những linh kiện được hỗ trợ để thực hiện ép xung trong máy tính bao gồm bo mạch chủ Mainboard, bộ vi xử lý CPU, RAM, Card màn hình…
Như vậy với định nghĩa trên, chúng ta có thể dễ dàng hiểu rằng, ép xung CPU là quá trình mà người dùng có sự tác động lên CPU nhằm nâng cao hiệu năng hoạt động của linh kiện này. Qua đó có thể giúp cho máy tính của bạn đạt được khả năng cao cũng như đáp ứng được các tác vụ nặng mà trước đó máy tính không thể tải được.
Tại sao lại ép xung CPU?
Phân tích ở trên cũng đã chỉ ra những lợi thế nếu như bạn thực hiện ép xung cho CPU máy tính của mình. Bạn sẽ có thể tăng hiệu suất hoạt động cho thiết bị mà không cần phải bỏ thêm những khoản chi phí cho việc nâng cấp. Hầu như tất cả những người tìm đến phương pháp OC này đều có mong muốn được cải thiện hệ thống máy tính với một ngân sách hạn chế. Lấy một ví dụ nhỏ, bộ vi xử lý AMD 2500+ sau khi trải qua quá trình ép xung có thể hoạt động với sức mạnh hiệu năng tương đương con chip AMD
3000+, và tất nhiên với giá thành rẻ hơn đáng kể.
Dĩ nhiên đi kèm với những lợi ích này đó chính là tác hại của việc ép xung CPU lên hệ thống máy tính. Bạn có thể hình dung dễ dàng như này. Một người công nhân có thể kéo được chiếc xe với bao hàng nặng 60kg. Tuy nhiên, để tiết kiệm sức lực cũng như giữ độ ổn định trong công việc, anh ta chỉ kéo những bao hàng nặng tối đa 30kg. Tất nhiên người chủ không muốn vậy và yêu cầu anh công nhân này phải làm việc với khối lượng 60kg, thậm chí còn hơn để khai thác tối đa sức lực của anh ta. Và cứ làm việc với cường độ cao như vậy, không lâu sau đó anh công nhân kiệt sức và bị bệnh.
Câu chuyện tương tự cũng xảy ra nếu như bạn quá lạm dụng việc ép xung CPU laptop. Việc ép xung sẽ khiến cho phần cứng phải hoạt động với công suất cao hơn, tiêu thụ nhiều điện năng hơn cũng như tỏa ra nhiều nhiệt hơn. Đây là lý do khiến cho tuổi thọ của CPU bị giảm đi khá đáng kể. Tệ hơn, nếu quá trình overclock được thực hiện không đúng cách, phần cứng có thể bị phá hủy hoàn toàn.
Và dĩ nhiên, chấp nhận ép xung tức là bạn sẽ phải chấp nhận đánh đổi quyền lợi bảo hành sản phẩm, do thiết bị không chạy đúng với thông số từ nhà sản xuất đề ra.
Những thông tin cơ bản về quá trình ép xung CPU là gì?
Có một số điều mà bạn cần lưu ý khi quyết định thực hiện ép xung CPU máy tính. Đó là đối với dòng chip vi xử lý của Intel, bạn phải sở hữu mainboard có chipset với ký hiệu chữ X hoặc chữ Z trong đó. Ví dụ như là Z97 hay X99, CPU Intel cũng phải chứa chữ X hoặc K trong tên gọi thì mới có thể tiến hành ép xung được. Ví dụ như i7-7700K hay i7-6950X.
>>> Giải mã ký hiệu trong tên gọi của chip Intel
Còn đối với dòng sản phẩm của AMD thì việc ép xung sẽ dễ dàng hơn. Lý do là vì đại đa số các dòng mainboard và cpu được hãng này ra mắt gần đây đều có thể ép xung được. Khoảng 3 năm trước thì hãng này có tung ra thị trường con chip Black Edition chuyên dùng cho ép xung. Và đối với dòng cpu AMD Ryzen thì quá trình ép xung có thể tiến hành thoải mái.
Bản chất của quá trình ép xung CPU là gì?
Thực chất quá trình ép xung đó là bạn sẽ vào trong bios và chỉnh sửa thông số của CPU như lượng điện đi vào hoặc clock speed. Việc này không chỉ đơn giản là bạn cứ chỉnh tất cả các thông số lên cao rồi sử dụng bình thường là được, mà đòi hỏi bạn phải nắm rõ các thông số kỹ thuật trong đó rồi tăng lên từ từ.
Việc này đảm bảo để bạn có thể kiểm soát được nhiệt độ của CPU. Có những trường hợp chỉ cần tăng lượng điện đi vào rất nhỏ thôi nhưng cũng đủ khiến cho CPU tăng thêm vài chục độ. Cách tốt nhất là hãy xem các hướng dẫn và học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong việc này.
>>> Hướng dẫn ép xung – cách ép xung laptop hiệu quả
Bên cạnh đó thì không phải CPU nào cũng giống hệt nhau kể cả khi chúng được sản xuất trên cùng một dây chuyền. Chính bởi vậy khi xem hướng dẫn ép xung thì bạn nên hạ các thông số xuống một chút. Ví dụ như nếu bạn xem hướng dẫn ép xung CPU lên 4.0GHz thì khi thực hiện chỉ nên dừng ở mức 3.8GHz mà thôi.
Các yếu tố cần chú ý khi tiến hành ép xung CPU là gì?
Tốc độ bus và hệ số nhân
Tốc độ Bus là tốc độ xung nhịp lõi mà bộ xử lý truyền tới các bộ phận như bộ nhớ và chipset. Nó thường được đánh giá trong thang MHz liên quan đến số chu kỳ mỗi giây chạy. Vấn đề là bus được sử dụng thường xuyên cho các khía cạnh khác nhau của máy tính và có thể sẽ thấp hơn mong đợi của người dùng. Ví dụ, một bộ xử lý AMD XP 3200+ sử dụng một bộ nhớ DDR 400MHz, nhưng thực tế, bộ vi xử lý này sử dụng bus mặt trước (front side bus) 200MHz được tăng xung gấp đôi để sử dụng bộ nhớ DDR 400 MHz.
Hệ số nhân là bội số khi so sánh tốc độ bộ xử lý với tốc độ bus. Đây là số thực tế của chu trình xử lý, nó sẽ chạy với một chu kỳ xung của tốc độ bus. Vì vậy, một bộ xử lý Pentium 4 2.4GHz “B” được tính như sau:
133 MHz x hệ số nhân 18 = 2394 MHz hoặc 2.4 GHz
Tăng tốc độ bus sẽ có tác động lớn nhất khi nó tăng các yếu tố như tốc độ bộ nhớ (nếu bộ nhớ chạy đồng thời) cũng như tốc độ bộ xử lý. Hệ số nhân có tác động thấp hơn tốc độ bus nhưng tốc độ bus có thể khó điều chỉnh hơn.
Điện áp
Mỗi bộ phận trên máy tính đều được nhà sản xuất điều chỉnh hoạt động với một điện áp cụ thể. Trong quá trình ép xung, tín hiệu điện có thể bị giảm khi đi qua mạch điện. Khi giảm đến một mức nào đó, điện áp này sẽ làm hệ thống trở nên bất ổn định. Khi ép xung tốc độ bus và hệ số nhân, các tín hiệu này có thể bị tác động. Tăng điện áp lõi CPU, bộ nhớ hoặc bus AGP là cách mà bạn cần làm.
Nhiệt độ
Điều quan trọng nhất khi thực hiện ép xung đó là bạn phải chuẩn bị trước cho mình một phương pháp tản nhiệt tốt. Bởi vì nhiệt chính là trở ngại lớn nhất cho quá trình này. Các hệ thống máy tính tốc độ cao hiện nay đã tạo ra một lượng nhiệt rất cao. Ép xung hệ thống máy tính chỉ góp phần thêm cho hiện tượng này thôi.
Cách làm mát hệ thống máy tính thông dụng nhất là thông qua hệ thống làm mát không khí tiêu chuẩn như tản nhiệt và quạt CPU, bộ truyền nhiệt trên bộ nhớ, quạt trên card màn hình (video card) và quạt cho case máy tính. Luồng không khí thích hợp và các kim loại dẫn điện tốt là điều quan trọng khi làm mát không khí. Tản nhiệt bằng đồng lớn làm mát máy tính tốt hơn quạt cho case máy tính.
>>> Xem thêm: Lỗi CPU usage 100 trên máy tính và cách giải quyết hiệu quả
Ngoài phương pháp làm mát không khí, bạn cũng có thể dùng bộ tản nhiệt chất lỏng và làm mát bằng cách đổi pha. Biện pháp này phức tạp hơn và tốn kém hơn nhiều so với các giải pháp làm mát máy tính thông thường, nhưng chúng mang lại hiệu năng cao hơn khi tản nhiệt và giảm tiếng ồn.
Ép xung CPU là gì là một phương pháp để tăng hiệu suất của bộ vi xử lý máy tính lên tốc độ tiềm năng vượt quá các tiêu chuẩn đánh giá của nhà sản xuất. Lợi ích hiệu suất có thể đạt được thông qua ép xung là rất đáng kể, tuy nhiên cần phải xem xét rất nhiều trước khi thực hiện quá trình ép xung. Điều quan trọng là phải biết các rủi ro liên quan, các bước cần phải thực hiện để đạt được kết quả và hiểu rõ kết quả sẽ khác nhau đối với từng CPU. Có nên ép xung cpu hay không? Hy vọng là bạn đã có thể đưa ra câu trả lời cho bản thân mình.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1