Zalo
Facebook

Dùng máy tính suốt, nhưng bạn đã thực sự biết main máy tính là gì chưa?

Là một người đam mê về công nghệ thông tin, chắc hẳn bạn đã từng nghe cũng như tiếp xúc với các thuật ngữ như Main, mainboard, bo mạch chủ… Vậy thì main máy tính là gì, motherboard là gì? Cùng tìm hiểu về main máy tính qua bài viết dưới đây nhé.

Dùng máy tính suốt nhưng bạn đã thực sự biết main máy tính là gì chưa?
Dùng máy tính suốt nhưng bạn đã thực sự biết main máy tính là gì chưa?

Định nghĩa về main máy tính là gì? Motherboard là gì?

Mainboard là gì? Mainboard hay còn được biết đến với rất nhiều cách gọi khác như motherboard, main máy tính, bo mạch chủ. Bo mạch chủ (motherboard) là một bảng mạch đóng vai trò nền tảng của một bộ máy tính, được đặt ở vị trí trung tâm thùng máy (case). Nó phân phối điện cho CPU, RAM, và tất cả các thành phần khác thuộc phần cứng của máy tính. Quan trọng nhất là bo mạch chủ tạo ra mối liên kết giữa các thành phần này với nhau.

 

Cấu tạo của main máy tính là gì?

Cấu tạo của main máy tính
Cấu tạo của main máy tính

Cấu tạo của một mainboard bao gồm các bộ phận cơ bản sau

– Chipset (gồm chip cầu bắc và chip cầu nam): Chipset trong main server giữ vai trò rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể “giao tiếp” được với CPU và các thiết bị khác.

>>> Tìm hiểu về chip máy tính là gì? <<<

– BIOS: Là thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi main server. Thiết bị này chứa thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán trực tiếp vào main server hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời.

– Socket: Socket là số chân cắm của CPU trên mainboard. Loại socket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ.

– CPU: Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào main server hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. Các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà main server có thể đáp ứng.

– Hệ thống Bus: Chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà main server hỗ trợ. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở bus thấp hơn.

– Khe cắm ISA: Khe cắm để gắn thêm các bo mạch mở rộng như bo mạch âm thanh hoặc hình ảnh. Loại khe cắm ISA giờ đây đã không còn được tích hợp trên bo mạch chủ do đã lỗi thời.

– Khe cắm PCI: Trên main server có các khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v….

– Khe cắm PCI Express: Khe cắm chuẩn PCI Express hỗ trợ băng thông cao hơn 30 lần so với chuẩn PCI và thực sự có khả năng thay thế hoàn toàn khe cắm PCI lẫn AGP.

 

Bên cạnh đó, trên mainboard máy tính còn chứa rất nhiều các bộ phận khác mà mỗi bộ phận vừa đóng vai trò độc lập, vừa kết nối liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác tạo nên hoạt động cho một chiếc máy tính. Có thể kể qua như Expansion slots (PCI Express, PCI, and AGP), 3-pin case fan connectors, Back panel connectors, Heatsink, 4-Pin (P4) power connector, Inductor, Capacitor…

 

Có các loại mainboard máy tính trên thị trường nào?

Trên thị thường hiện nay có khá nhiều dòng bo mạch chủ khác nhau. Càng những thế hệ máy tính mới ra mắt, chúng ta lại càng có cơ hội được tiếp xúc với các thế hệ mainboard hiện đại hơn. Có thể điểm qua các loại mainboard như sau: AT, ATX, Baby AT, BTX, DTX, LPX, Full AT, Full ATX, microATX, NLX.

 

Trong đó, ATX là dòng bo mạch chủ được sử dụng phổ biến nhất, khi xuất hiện trong hầu hết các thiết bị máy tính hiện nay trên thế giới.

 

Những thông số mainboard mà bạn nên biết

Để có thể lựa chọn được một mainboard tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đảm bảo tính ổn định trong quá trình dùng máy không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là một vài thông số của bo mạch chủ mà bạn cần quan tâm trong trường hợp muốn tìm kiếm mainboard cho máy tính của mình.

Ví dụ với mẫu ASUS Intel 915GV P5GL-MX, Socket 775/ s/p 3.8Ghz/ Bus 800/ Sound & Vga, Lan onboard/PCI Express 16X/ Dual 4DDR400/ 3 PCI/ 4 SATA/ 8 USB 2.0)

ASUS Intel 915GV P5GL-MX là tên một bo mạch chủ mà hãng ASUS sản xuất

s/p 3.8 Ghz: đó chính là tốc độ xung đồng hồ tối đa của CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ. Như đã nói ở trên, loại mainboard này hỗ trợ VXL Prescott nên tốc độ xung nhịp tối đa mà nó hỗ trợ là 3.8 Ghz.

PCI Express 16X: là tên của loại khe cắm card màn hình mà bo mạch chủ. Khe PCI Express là loại khe cắm mới nhất, hỗ trợ tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh nhất hiện nay giữa bo mạch chủ và Card màn hình. Con số 16X thể hiện một cách tương đối băng thông giao tiếp qua khe cắm, so với AGP 8X, 4X mà bạn có thể thấy trên một số bo mạch chủ cũ.

Bus 800: chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở bus thấp hơn.

Sound & Vga, Lan onboard: bo mạch chủ này đã được tích hợp sẵn card âm thanh, card màn hình và card mạng phục vụ cho việc kết nối giữa các máy tính với nhau.

Dual 4DDR400: trên bo mạch chủ này có 4 khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 400 Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM) với tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính. Chữ Dual là viết tắt của Dual Channel, tức là bo mạch chủ hỗ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM.

Sơ đồ main máy tính
Sơ đồ main máy tính

3PCI, 4SATA, 8 USB 2.0: trên bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v…. 4SATA là 4 khe cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo mạch chủ có hỗ trợ chuẩn đĩa cứng IDE. 8 cổng cắm USB 2.0 được hỗ trợ trên bo mạch chủ.

Đó là những thông số mainboard mà bạn nên lưu tâm trong trường hợp muốn tự mình mua hoặc build một chiếc máy tính. Tôi lấy ví dụ bằng mẫu main của Asus, đối với các dòng main của nhà sản xuất khác các bạn có thể đọc tương tự.

 

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu về main máy tính mà tôi muốn chia sẻ cho bạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được câu hỏi main máy tính là gì, cũng như hiểu được các thông số mainboard, các loại mainboard trên thị trường hiện nay. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hướng dẫn thay mainboard cho máy tính.

Đừng quên đăng ký ngay những khóa học sửa chữa máy tính chuyên nghiệp tại HocvieniT.vn nếu như bạn là một người đam mê và mong muốn theo đuổi công việc kỹ thuật viên sửa chữa Laptop. Mô tả chi tiết khóa học cũng như đăng ký xem chi tiết tại đây.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện là gì? Điện trở cách điện và ứng dụng

Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện là những khái niệm cơ bản trong...

Cách khắc phục iPad bị treo táo không lên nguồn

Treo máy hay treo logo là một trong những hiện tượng mà bạn có thể...

Triac là gì? Nguyên lý hoạt động và cách đo Triac

Triac là gì? Triac là một linh kiện bán dẫn có khả năng dẫn dòng...

Sửa lỗi cảnh báo phát hiện chất lỏng trong đầu nối Lightning trên iPhone

Khi cắm sạc iPhone bạn nhận được thông báo “Phát hiện chất lỏng trong đầu...

5 cách khắc phục lỗi máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình

Máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình? Đừng lo lắng! Bài viết...

Hướng dẫn khắc phục màn hình iPhone không nhận cảm ứng

Màn hình iPhone không nhận cảm ứng là một trong những pan lỗi thường gặp....