Nhằm giúp các bạn mới học điện tử nắm được những kiến thức cơ bản nhất về điện tử, ngày hôm nay Học viện iT.vn sẽ giới thiệu tới các bạn về mạch hạ áp và hướng dẫn chỉnh lưu từ xoay chiều AC thành một chiều DC.
Trong bài viết dưới đây, Học viện iT.vn sẽ chia sẻ một cách ngắn gọn và đơn giản nhất về mạch hạ áp và cách chỉnh lưu từ xoay chiều thành một chiều. Nếu các bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn nhé.
Giới thiệu về mạch hạ áp
Như chúng ta đã biết trong các thiết bị điện tử hoạt động ở điện áp một chiều (Ví dụ như pin và ắc quy) chỉ khoảng vài chục Vôn trở xuống. Như vậy để sử dụng được trong cuộc sống, người ta phải biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều ở điện áp thấp tương tự như pin và ắc quy.
Để có thể xác định xem điện áp là điện áp một chiều hay điện áp xoay chiều thì chúng ta sử dụng máy đo sóng giao động.
Đối với dòng điện một chiều (Ví dụ ở đây là pin và ắc quy) thì máy hiện sóng chỉ hiện đơn thuần là một đường thẳng tắp, rất ổn định và không đổi theo thời gian. Tức là nếu đường sóng ở phía trên là điện áp dương còn ngược lại nếu đường sóng ở phía dưới là điện áp âm.
Còn đối với điện áp xoay chiều (Ví dụ đo điện áp 220V – Điện áp dân dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày) thì ta có thể thấy đây là một tín hiệu hình sin (Trên lý thuyết). Nhưng trên thực tế nó không phải là một hình sin chuẩn mà có một số chỗ méo ở trên các đầu đỉnh của đồ thị.
Hướng dẫn chỉnh lưu từ xoay chiều thành một chiều
Để giảm biên độ điện áp, người ta sử dụng biến áp bao gồm một cuộn sơ cấp và một cuộn thứ cấp. Cuộn sơ cấp ta cấp vào một điện áp cao và điện áp thấp sẽ xuất ra từ cuộn thứ cấp. Mỗi một biến áp sẽ có một điện áp đầu vào danh định và điện áp đầu ra danh định.
Ta cấp điện áp cho biến áp và đo điện áp đầu ra. Khi đó, ta có kết quả điện áp đầu ra là 19V (Điện áp đỉnh), điện áp hiệu dụng là 12,5V. Suy ra khi ta cấp điện áp 220V vào biến áp thì điện áp sẽ bị giảm từ 220V còn 12,5V. Tuy nhiên tín hiệu điện vẫn ở dạng xoay chiều.
Để biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều thì người ta sẽ sử dụng diode chỉnh lưu hoặc cầu diode chỉnh lưu. Trên mỗi con cầu diode các bạn sẽ thấy hai chân xoay chiều là 2 chân từ nguồn xoay chiều cấp vào cho nó và hai chân điện áp một chiều có đánh dấu dương, âm. Các bạn lấy tín hiệu xoay chiều chính là hai chân đầu ra cuộn thứ cấp của biến áp cấp vào cho cầu diode. Hai chân đầu ra cực dương, âm sẽ mắc với đầu tải (Là các mạch điện trên thực tế). Trong trường hợp này, ta sẽ sử dụng điện trở để mô phỏng các mạch điện tiêu thụ. Bây giờ ta đo tín hiệu điện đầu ra của cầu diode. Ta sẽ thấy vế âm của mạch xoay chiều sẽ đảo thành vế dương tức là đã thành điện một chiều. Tuy nhiên điện một chiều này không phẳng mà nó còn nhấp nhô (Trong mạch điện tử người ta coi nguồn điện nhấp nhô là nguồn điện không chất lượng và không ổn định cho thiết bị điện tử hoạt động).
Vì thế, người ta cần phải biến nguồn điện nhấp nhô này thành một điện áp phẳng (Giống như đường thẳng chúng ta đã đo trên pin và ắc-quy). Để làm được điều đó thì người ta sẽ cần thêm một linh kiện nữa đó là một tụ điện. Tụ điện có nhiệm vụ là tích trữ điện năng đồng thời ổn định điện áp khi tải tiêu thụ và không dẫn đến bị sụt tức thời như chúng ta vừa đo. Và khi ta lắp thêm tụ điện thì kết quả nó trở thành một điện áp thẳng, đều. Đây là nguyên tắc hạ điện áp.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về mạch hạ áp và hướng dẫn chỉnh lưu từ xoay chiều AC thành một chiều DC. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1