Khi ta muốn lấy một điện áp bất kỳ từ nguồn điện cho trước thì ta cần sử dụng mạch chia áp. Vậy mạch chia áp là gì? Mạch chia áp hoạt động như thế nào trên thực tế? Hãy cùng tìm lời giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.
Mạch chia áp là gì?
Mạch chia áp (Hay còn được gọi là mạch phân áp) là một mạch điện giúp các bạn lấy ra được một điện áp bất kỳ nhỏ hơn nguồn điện hoặc tín hiệu điện mà bạn đang có. Mạch này chỉ sử dụng đơn thuần là những con điện trở hoặc biến trở.
Hoạt động của mạch chia áp trên thực tế
Để hiểu rõ về hoạt động của mạch chia áp trên thực tế, ta mắc nối tiếp những con điện trở như hình ảnh bên dưới.
Giả sử ta có một đoạn mạch kín bao gồm một nguồn điện 10V với hai con điện trở mắc nối tiếp với nhau.
Áp dụng định luật Ôm (Ohm), khi mắc một nguồn điện với các điện trở tạo thành một mạch điện kín thì trong mạch điện kín sẽ xuất hiện một dòng điện chạy qua đó. Dòng điện trong mạch điện nối tiếp này sẽ bằng nhau tại mọi điểm trên mạch điện. Khi đó sẽ xuất hiện một điện áp rơi trên đó là U. Và theo định luật Ôm, hiệu điện thế rơi trên hai đầu điện trở sẽ bằng dòng điện chạy qua nhân với giá trị điện trở.
U = IR
Trong định luật Ôm với đoạn mạch nối tiếp, hiệu điện thế đầu vào bằng tổng các hiệu điện thế rơi trên các con linh kiện ở trong đoạn mạch mắc nối tiếp đó.
U = U1 + U2
Như vậy cả hai con điện trở sẽ có hiệu điện thế bằng nhau và bằng 5V ở ví dụ trên.
Đây là mạch điện chia áp đơn giản nhất sử dụng hai con điện trở mắc nối tiếp nhau. Tương tự, ta sẽ chia đôi được điện áp đi vào đối với các trường hợp có hai con điện trở bằng nhau.
Còn nếu ta muốn chia ra một điện áp bất kỳ thì ta cần sử dụng hai con điện trở với giá trị không bằng nhau. Khi đó, ta có hiệu điện thế giữa hai đầu R1, R2 bằng dòng điện nhân với giá trị điện trở của nó.
U1 = IR1
U2 = IR2
Trên thực tế khi người ta muốn điều chỉnh một điện áp ra bất kỳ thì người ta sử dụng biến trở (Chiết áp).
Điểm chiết áp chính là điểm giữa trên thân con điện trở, nó sẽ chia con điện trở này thành hai phần R1 và R2. Điện áp đầu ra sẽ thay đổi theo công thức:
Vout = Vcc/(R1+R2) * R2
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về mạch chia áp. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Các bài viết liên quan:
Mạch ổn áp là gì? Nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp trên thực tế
Mạch hạ áp và hướng dẫn chỉnh lưu từ xoay chiều AC thành một chiều DC
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1