Trên bo mạch chủ của máy tính, chip cầu bắc (Hay còn có tên Tiếng Anh Memory Controller Hub – MCH’) là một trong hai loại chipset. Con chip còn lại là chip cầu nam. Mặc dù có những trường hợp hai con chip này gộp lại thành một những trường hợp tách riêng vẫn là trường hợp phổ biến nhất.
Chip cầu bắc là gì? Tầm quan trọng của chip cầu bắc
Chip cầu bắc, hay còn gọi là Northbridge, là một thành phần quan trọng trên bo mạch chủ của máy tính. Nó đóng vai trò như một cầu nối trung gian, kết nối các linh kiện chính của máy tính với nhau, bao gồm CPU, RAM và các khe cắm mở rộng (như khe cắm đồ họa, khe cắm PCI).
Chức năng của chip cầu bắc:
- Kết nối các linh kiện: Chip cầu bắc đảm bảo việc truyền dữ liệu giữa CPU, RAM và các thiết bị ngoại vi diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Điều khiển bộ nhớ: Nó quản lý việc truy cập vào bộ nhớ RAM, quyết định tốc độ và dung lượng RAM mà hệ thống có thể hỗ trợ.
- Hỗ trợ các giao tiếp: Chip cầu bắc cung cấp các giao tiếp để kết nối với các thiết bị ngoại vi như ổ cứng, card mạng, card âm thanh.
- Ảnh hưởng đến hiệu năng: Chip cầu bắc có ảnh hưởng lớn đến hiệu năng tổng thể của hệ thống. Một chip cầu bắc mạnh mẽ sẽ giúp tăng tốc độ xử lý dữ liệu và cải thiện khả năng tương thích với các phần cứng khác.
Trước đây, chipset thường được chia thành hai phần: chip cầu bắc và chip cầu nam. Tuy nhiên, ngày nay, xu hướng là tích hợp cả hai chip này vào một chip duy nhất để giảm thiểu kích thước và tăng hiệu năng.
Tìm hiểu thêm: Phân tích mạch cấp nguồn cho chipset – Kiến thức mainboard
Cách nhận dạng chip cầu bắc trên MainBoard
Ta có thể nhận dạng chip cầu bắc trên MainBoard thông qua những yếu tố sau:
– Chip cầu bắc là con chip lớn nhất trên MainBoard.
– Trên chip cầu bắc thường được gắn thêm một miếng tản nhiệt.
– Vị trí của chip cầu bắc nằm gần CPU và RAM.
Những lỗi thường gặp với chip cầu bắc
Những lỗi thường gặp liên quan đến chip cầu bắc phải kể đến như:
– Lỗi không nhận RAM: Biểu hiện của lỗi này là khi không gắn RAM thì loa máy tính phát ra tiếng bíp kéo dài. Còn khi gắn RAM thì không phát ra tiếng bíp nữa hoặc bíp liên tục.
– Lỗi không nhận CPU: Biểu hiện của lỗi này là CPU không chạy.
– Lỗi không nhận chip VGA: Biểu hiện của lỗi này là bo mạch chủ báo code 25 hoặc 26.
Tìm hiểu thêm:
Dấu hiệu Chipset bị lỗi và hướng dẫn làm chân Chipset để khắc phục
Hướng dẫn đóng, nhấc Chipset sử dụng máy hàn
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về chip cầu bắc. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1