Zalo
Facebook

Phân tích mạch cấp nguồn cho chipset – Kiến thức mainboard

Như bạn đã biết trên mainboard có 3 nguồn ổn áp chính đó là VRM ổn áp nguồn cho CPU, nguồn RAM. So với cách xác định nguồn cấp cho CPU và RAM thì cách phân tích mạch cấp nguồn cho chipset khó hơn vì nó chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Phân tích mạch cấp nguồn cho chipset - Kiến thức mainboard
Phân tích mạch cấp nguồn cho chipset – Kiến thức mainboard

Bạn có thể quan sát sơ đồ tổng quát các mạch ổn áp nguồn cho chipset dưới đây:

Sơ đồ tổng quát các mạch ổn áp nguồn cho chipset
Sơ đồ tổng quát các mạch ổn áp nguồn cho chipset

Theo sơ đồ trên chip Bắc và chip nam sử dụng cùng lúc rất nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể:

– Chip Bắc: Dùng nguồn Vcore, Vcc RAM và dùng thêm nguồn 1v5 và 1v8

– Chip Nam: Dùng trực tiếp 5V, 3v3 và 5V STB từng nguồn chính cũng dùng thêm nguồn 1v5 và 1v8.

 

Cách xác định mạch nguồn chipset

Trước đó, bạn cần chú ý việc xác định đúng các mạch ổn áp cho chipset trên mainboard là tương đối phức tạp bởi:

– Ta không thể đo vào chân của chipset vì chipset sử dụng chân gầm.

– Các mạch in phía sau chipset được phủ một lớp sơn cách điện

– Trên các đời mainboard khác nhau sử dụng nhiều loại mạch ổn áp khác nhau

– Các loại chipset khác nhau sử dụng nhiều loại mạch ổn áp khác nhau

Để có thể xác định chính xác mạch ổn áp chipset bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây:

– Mạch ổn áp cho hai chipset thường nằm trong khu vực giữa hai chipset

– Khi hoạt động chân S thường sử dụng IC 8 chân để điều khiển Mosfet.

– Mạch thường sử dụng IC 8 chân để điều khiển Mosfet

– Một số Mainboard đời mới sử dụng nguồn xung như mạch VRM của CPU vì vậy mạch có các cuộn dây.

Đèn Mosfet ổn áp nguồn cho Chipset
Đèn Mosfet ổn áp nguồn cho Chipset
Đo vào chân S của một đèn Mosfet đứng khu vực giữa hai Chipset
Đo vào chân S của một đèn Mosfet đứng khu vực giữa hai Chipset

Đo vào chân S của một đèn Mosfet đứng khu vực giữa hai Chipset

thấy có 1,5V hoặc 1,8V  => đó là các đèn ổn áp cho Chipset.

 

Mạch ổn áp sử dụng IC dao động điều khiển đèn Mosfet đơn

Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp nguồn cho Chipset
Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp nguồn cho Chipset
Mạch ổn áp cho các Chipset trên vỉ máy
Mạch ổn áp cho các Chipset trên vỉ máy

Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp nguồn cho Chipset sử dụng IC dao động

Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp nguồn cho Chipset sử dụng IC dao động
Sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp nguồn cho Chipset sử dụng IC dao động

Nguyên lý hoạt động của mạch:

– Khi có nguồn cung cấp, IC ổn áp sẽ tạo  ra điện áp điều khiển ở chân GATE để đưa tới điều khiển chân G của Mosfet, Mosfet mở ra điện áp 1.5V cấp cho các chipset mạch giữ được điện áp ra là giá trị không đổi nhờ vào đường hồi tiếp lấy từ chân S của đèn Mosfet, mosfet hồi tiếp về chân FB của IC thông qua cầu phân áp R106 và R107, nếu điện áp ra tăng >1,5V thì điện áp hồi tiếp về chân FB cũng tăng, IC sẽ tự động đưa ra tín hiệu điều  khiển giảm xuống đèn Mosfet hoạt động giảm và điện áp ra sẽ giảm trở về vị trí ban đầu. Nếu điện áp ra bị giảm thì quá trình điều khiển sẽ ngược lại.

– Mạch có thể điều chỉnh được điện áp ra thay đổi từ 1 đến 3V  khi ta thay đổi giá trị điện trở trên cầu phân áp R106-R107 tức là thay đổi điện áp hồi tiếp về chân FB của IC

Chân IC và hình ảnh IC thực tế
Chân IC và hình ảnh IC thực tế

 

Các câu hỏi của học viên về mạch cấp nguồn chipset

 

Chipset nam hay hỏng dạng gì? Nguyên nhân tại sao hỏng

Hai dấu hiệu cho thấy chipset hỏng:

– Chập chipset – chập đường nguồn 3,3v và 5v

Nguyên nhân do cấp nguồn cho main khi chưa bật công tắc chipset nam đã nóng hoặc sau khi bật công tắc, chipset rất nóng (sờ tay lâu có thể bỏng) đây là hiện tượng chipset bị chập, trường hợp này bạn cần thay chipset nam.

– Không ra tín hiệu reset hệ thống:

Reset hệ thống là tín hiệu phát ra từ chipset nam để phát ra từ chipset nam để khởi động trên các thành phần mainboard. Tín hiệu reset hệ thống có thể kiểm tra được bằng card test main, nếu bị mất tín hiệu reset hệ thống thì chipset bắc, CPU và các thành phần khác nhau không thể hoạt động được, vì vậy mainboard sẽ không khởi động, không báo sự cố, không lên màn hình.

 

Nếu hỏng các mạch ổn áp nguồn cho 2 chipset thì mainboard có hiện tượng gì?

– Nếu mạch ổn áp cho Chipset không hoạt động (mất điện áp 1.5V hoặc 1.8V cấp cho hai chipset) hai chipset sẽ không hoạt động, khi đó mainboard sẽ không khởi động, không báo sự cố bằng tiếng bíp, không lên màn hình, tuy nhiên bật mở nguồn vẫn có tác dụng quạt nguồn vẫn quay.

– Bạn kiểm tra card test main bạn sẽ thấy đèn RST sáng liên tục không tắt hoặc không sáng.

– Trường hợp mosfet bị chập => sẽ đưa cả 3.3V hoặc 5V vào chipset. Khi đó chipset chạy bị nóng và sẽ bị hỏng sau một thời gian sử dụng.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!