MỤC LỤC
RAM là gì?
RAM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: “Random Access Memory”. Nó là một loại bộ nhớ có khả biến truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ ô nhớ. Nhưng những thông tin được lưu trên RAM chỉ là tạm thời cho nên chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.
RAM là bộ nhớ chính của máy tính và các hệ thống điều khiển, dùng để lưu trữ các thông tin thay đổi trong khi đang sử dụng. Nó cũng là thiết bị trung gian kết nối giữa các phần cứng khác với nhiệm vụ là cung cấp các thông tin cần thiết nhanh nhất có thể.
Hiểu đơn giản là khi một chương trình hay ứng dụng nào đó khởi chạy, các thông tin nó tạo ra được lưu trữ trên bộ nhớ RAM để giúp cho các thành phần khác như CPU, GPU có thể lấy và xử lí thông tin dễ dàng.
Ngoài ra, cùng với sự tăng lên của mức dung lượng bộ nhớ RAM thì cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng chứa một lúc được dữ liệu của các chương trình đang chạy song song. Dẫn đến khả năng đa nhiệm của máy tính (chạy nhiều ứng dụng cùng lúc) càng trở lên nhanh và mượt hơn. Chính vì vậy, một chiếc máy tính được coi là mạnh hay yếu phụ thuộc khá hiều vào lượng RAM đi kèm.
Vai trò của bộ nhớ RAM trong máy tính
RAM trong máy tính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ các công việc nhỏ nhất cần sử dụng đến máy tính như mở excel, lướt web, chạy chương trình, chơi game… hay bất cứ hoạt động nào đều có liên quan đến bộ nhớ này.
Nói chung RAM quy định tốc độ chạy của máy tính. Bộ nhớ của nó càng lớn thì đồng nghĩa với máy tính sẽ chạy nhanh và mượt hơn. Cho nên, nếu muốn máy tính của bạn chạy chậm hoặc đứng máy thì việc suy nghĩ nâng cấp RAM sẽ là lựa chọn hoàn hảo và hiệu quả nhất để cải thiện.
Cấu tạo của RAM
RAM là tập hợp nhiều linh kiện nhỏ bao gồm điện trở, tụ điện, Transistor… cấu tạo nên. Chức năng của các linh kiện nhỏ này là cung cấp nguồn ổn định cho RAM.
Từ hình ảnh chụp lát cắt bên dưới, bạn có thể thấy mạch in giúp RAM hoạt động có đến 6 lớp. Trên thực tế, nhà sản xuất sẽ tuân theo từng loại RAM mà chế tạo mạch in có 6 lớp hoặc nhiều hơn thế nữa.
Trong mỗi RAM đều được tích hợp nhiều Chip nhớ ở hai mặt. Bạn có thể tham khảo hình ảnh của một mặt dưới đây.
Hơn thế nữa để tăng tiếp xúc cũng như tránh bị oxi hóa theo thời gian, các chân tiếp xúc giữa RAM với Main của thiết bị đều được mạ vàng.
Các thông số của RAM
Thông số của RAM bao gồm bus RAM và dung lượng RAM. Thông số này là biểu hiện bằng con số của tốc độ truyền dữ liệu của RAM nên con số càng lớn thì cũng đồng nghĩa với việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong bộ nhớ càng nhanh.
Tuy nhiên, khi chọn mua hoặc nâng cấp RAM bạn chỉ cần lưu ý đến bus RAM sao cho nó có thể phối hợp hiệu quả nhất với Main của mình. Vậy nên, hãy cùng điểm qua vài điểm về Bus RAM nhé.
Bus RAM
Bus RAM được định nghĩa là độ lớn của kênh truyền dữ liệu. Độ lớn của nó tỷ lệ thuận với tốc độ truy xuất, tức là Bus RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
Từ chỉ số của Bus RAM, bạn có thể tính được tốc độ đọc dữ liệu của RAM theo công thức sau:
Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8
Trong đó:
- Bandwidth là băng thông bộ nhớ, số lượng dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s).
- Bus Speed cũng là BUS RAM, tức là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.
- BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ. Thông thường đối với các loại RAM hiện nay thì đều có BUS Width cố định là 64.
Phân loại RAM
Theo cấu tạo
Xét theo cấu tạo, RAM chia ra làm hai loại chính: RAM động và RAM tĩnh.
RAM động
Ram động có tên tiếng anh là Dynamic Ram hay gọi tắt là DRam. Ram động sử dụng kỹ thuật MOS có khả năng lưu lại mỗi bit nhớ. Trong đó, mỗi bit nhớ được dựa trên cấu trúc 1 transistor và 1 tụ điện. Do vậy, mỗi lần truy xuất nội dung các bit nhớ được xóa đi và ghi lại dẫn đến thời gian ghi lại tăng lên gấp 2 lần thời gian truy xuất bộ nhớ.
RAM tĩnh
Ram tĩnh có tên viết tiếng Anh là Static Ram viết tắt là SRAM. Loại RAM này được sản xuất bằng công nghệ ECL.
Cấu tạo của RAM tĩnh cũng khác hoàn toàn với với ram động: các cổng logic kết hợp với 6 transistor. Thêm vào đó, vì Ram tĩnh có kiểu truy xuất không giống với ram động nên quá trình đọc ô nhớ sẽ không làm mất đi thông tin cũng như phải ghi lại như RAM động.
Chú ý: Tuy bộ nhớ DRAM chậm nhưng lại có mức giá rẻ hơn SRAM.
Theo thời gian
SDR
Vào những năm cuối thế kỷ 20, SDR là chuẩn RAM đầu tiên xuất hiện và được sử dụng trên những chiếc laptop.
Tuy nhiên loại RAM này lại có nhược điểm là tốc độ truy xuất chậm cùng với dung lượng bộ nhớ tích hợp khá nhỏ. Chính bởi nhược điểm lớn này mà RAM chuẩn SDR đã không còn được sử dụng phổ biến hiện nay nữa.
DDR (Double Date Rate SDRam
Trong khoảng năm 2000, một dòng RAM mới đã được ra đời để thay thế và khắc phục nhược điểm của dòng RAM chuẩn SDR là RAM chuẩn DDR. Cụ thể là tốc độ truy xuất dữ liệu của DDR gấp đôi SDR và bộ nhớ nó cũng được tăng lên đáng kể.
DDR2
Tiếp theo là phiên bản nâng cấp hơn của DDR với nhiều cải thiện về khả năng xử lý cũng như dung lượng của bộ nhớ tích hợp. Hơn nữa, chuẩn DDR2 còn có thể giúp bạn tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi sử dụng.
DDR3
Năm 2010, dòng RAM chuẩn DDR3 ra mắt và được sử dụng trên laptop lần đầu tiên và từ đó loại RAM này ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Nguyên nhân khiến loại RAM này được yêu thích là do tốc độ truy xuất nhanh, dung lượng bộ nhớ lớn hơn đồng thời khả năng tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với loại RAM chuẩn DDR2 trước đây.
DDR4
Tính đến thời điểm hiện nay, loại RAM DDR4 là loại RAM mạnh mẽ nhất. Loại RAM này được giới thiệu vào năm 2015 với những đặc điểm nổi trội như xung nhịp lớn, Bus được hỗ trợ sử dụng tích hợp dung lượng RAM đa dạng (có thể lên đến 512 GB).
Hướng dẫn lựa chọn loại RAM phù hợp
Đến đây chắc hẳn các bạn đều chỉ phân vân lựa chọn giữa hai loại RAM DDR3 và DDR4 bởi những loại RAM còn lại hầu như đã không còn phổ biến nữa.
Tuy rằng đa số các loại DDR đang được bán tại các cửa hàng cung cấp linh kiện máy tính đều có khả năng hoạt động tốt trên mọi hệ thống. Nhưng để tìm kiếm được loại RAM tốt với hiệu năng sử dụng cao đồng thời vẫn có thể ép xung được thì đây không phải là vấn đề đơn giản một chút nào.
Trên thị trường hiện nay loại RAM thông dụng nhất là DDR400 (hay còn gọi là PC3200). Chỉ với một loại RAM này thông nhưng có tới hàng chục phiên bản khác nhau với mức giá cả chênh nhau từ vài USD cho tới vài chục USD.
RAM có mức giá thấp
Với những loại RAM có mức giá thấp thường không được bảo vệ bởi vỏ thép mà chỉ có thanh RAM không. Đối với một số hãng có tên tuổi như Corsair hay Kingston thì ngoài RAM ra còn có thêm hộp nhựa đựng và ghi rõ là Value RAM.
Nếu bàn về chất lượng thì chúng không được đồng đều và tùy thuộc vào từng hãng sản xuất, thậm chí mỗi một đợt hàng lại có chất lượng lại rất khác nhau nên nếu muốn mua được sản phẩm tốt thì may mắn là điều cần thiết.
Ngoài ra một cách đơn giản để bạn giảm thiểu rủi ro khi chọn RAM là lựa chọn những thanh RAM sử dụng chip nhớ của những hãng có tên tuổi như Winbond, Samsung, Hynix, Huyndai, Kingston, Kingmax…
Kèm với đó bạn cũng có thể kiểm tra chất lượng bản mạch và độ tinh xảo của mạch in bằng cách thử uốn nhẹ thanh RAM để xem xét độ bền.
RAM có mức giá cao
Với những dòng RAM cao cấp thì sẽ khó phân biệt hơn bởi cả vỏ hộp lẫn bản thân thanh RAM đều được đóng gói và bảo vệ rất kĩ lưỡng nên bạn chỉ có thể kiểm tra bằng mắt thường.
Nhưng hãy yên tâm, đung với câu “tiền nào của nấy”, việc lựa chọn sản phẩm cao cấp thuộc các hãng nổi tiếng đều có chất lượng khá tốt đáp ứng được hầu hết yêu cầu của bạn kể cả khi bạn muốn ép xung.
Sau đây là một số loại RAM có tốc độ cao thuộc series cao cấp nổi bật ở thị trường Việt Nam mà bạn có thể lựa chọn:
– Kingston HyperX: Có tốc độ từ 400MHz cho tới 500MHz. Tuy nhiên hệ số CAS của HyperX khá cao nên không được nhiều người sử dụng AMD ưa chuộng.
– Adata Vitesta: Tốc độ từ 500MHz đến 600MHz, mức giá khá rẻ. Theo thử nghiệm, một thanh Atada Vitesta ngẫu nhiên có khả năng chạy CAS 2,5 (mặc định của nhà sản xuất là 3) ở bus 500MHz (chế độ kênh đôi Dual Channel) ổn định.
– Mushkin Level 2 Black Cover: Tốc độ từ 400MHz tới 466MHz. Đây là loại RAM được các tín đồ công nghệ đánh giá khá cao về khả năng nâng lên tốc độ cao và CAS thấp. Đặc biệt dòng mới nhất có kí hiệu TCCD được tích hợp sử dụng chip nhớ Samsung cho ra kết quả tốt hơn và thậm chí còn vượt xa dòng BH-5 trước kia. Loại chip nhớ TCCD còn được sử dụng cho cả những series RAM có bus mặc định là 600MHz (PC4800).
– Corsair: Trong những thử nghiệm của diễn đàn VOZ của dòng sản phẩm RAM XMS C2PT cao cấp mới nhất (revision 4.1) sử dụng chipset TCCD đều có thể vượt qua bus 550MHz dễ dàng thậm chí với hệ số CAS chỉ ở mức 2,5. Ngoài ra, hãng còn cung cấp dòng RAM có CAS 2 với dàn đèn Data Indicator nháy theo hoạt động khá đẹp.
– Gskill: Dòng RAM DDR600 (chip nhớ TCCD) của hãng này thực sự rất ấn tượng nhưng số lượng hàng lại không nhiều cho nên việc tìm mua rất khó khăn.
Hi vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
Ngoài ra, hãy truy cập ngay vào HocvieniT.vn để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1