Việc lắp ráp máy tính PC là việc cơ bản mà mỗi kỹ thuật viên sửa chữa laptop cần nắm rõ. Vì vậy hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình lắp ráp PC chi tiết nhất.
Bài viết này tôi tập trung chính vào việc đó là lắp ráp máy tính PC như thế nào và quan trọng nhất là thùng máy lắp xong sẽ ra sao, có gọn không, tản nhiệt tốt không…?
1. Chuẩn bị đồ dùng, linh kiện lắp ráp máy tính PC
Một lời khuyên là mọi linh kiện máy tính đều có hướng dẫn đi kèm, bạn nên đọc nó trước khi sử dụng để tránh xảy ra lỗi trong quá trình lắp ráp. Ở đây tôi cũng hướng dẫn lắp chung chung nên không cần chi tiết về cấu hình, đại loại là có đủ linh kiện để ráp cpu hoàn chỉnh chạy được: CPU i7 4790K dòng socket 1150 đời haswell-refresh, bộ nhớ DDR3 16GB, bo mạch chủ Z97 hỗ trợ cpu/ram, thêm Vga rời, ổ cứng chuẩn 3.5”, case vừa vừa thiết kế tốt chút để có thể đi dây, nguồn modula (dây có thể tháo rời) và cuối cùng là tản nhiệt nước dạng all-in-one cái này ở VN giờ bán nhiều cũng khá rẻ mà tiện – chạy các cpu cao như i7 mới mát được.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị:
– Tô vít loại 4 cạnh nhỏ và vừa
– Kéo hoặc kìm
– Keo tản nhiệt CPU
– Dây chuyển đổi nguồn cho quạt
– Dây Sata truyền dữ liệu ổ cứng
– Ốc lấy từ trong vỏ case ra
– Còi loa cho main
– Dây thít buộc gọn dây
Chuẩn bị vỏ case máy tính PC
Để lắp máy tính đạp, chuẩn thì vỏ case PC rất quan trọng, những loại vỏ case máy tính PC dạng nằm hay vỏ case dạng đứng tùy theo sở thích từng người sao cho có thể lắp máy gọn gàng nhất.
Thông thường vỏ case có 2 nắp 2 bên. Để tháo vỏ case bạn chỉ cần tháo mấy con ốc phía sau theo ngược chiều kim đồng hồ rồi đẩy trượt vỏ case phía sau là có thể nhấc được nắp ra. Bên cạnh đó có cũng có những loại vỏ case PC được thiết kế có chốt riêng.
2. Hướng dẫn lắp nguồn PC:
Tôi chọn bộ nguồn có thiết kế modular (dây nguồn có thể tháo riêng). Khi không dùng hết bạn có thể cất đi, điều này sẽ giúp thùng máy tính khi lắp ráp xong sẽ trở lên gọn gàng hơn.
Khi lắp dây nguồn bạn cần chú ý làm theo hướng dẫn được in trên vỏ, đặc biệt cần chú ý đúng số chân và chốt là được.
Nguồn bình thường sẽ đặt úp nhưng ai thích khoe quạt đẹp có thể đặt ngửa nếu thích, chỉ chú ý tránh vị trí đặt case tránh côn trùng vì chúng dễ rơi vào nguồn.
Ở đây tôi chọn đặt úp nguồn hút gió từ dưới lên và thôi ra sau để đúng với nguyên lý lưu thông gió. Sau khi đã đặt nguồn vào đúng vị trí bạn hãy kiểm tra tất cả những lỗi bắt ốc có khít không rồi bắt đủ 4 ốc ở phía sau.
3. Hướng dẫn lắp I/O Shield
Khi bạn đã lắp xong nguồn đặt case nằm xuống tiếp đến sẽ chuyển sang lắp I/O Shield (chặn main/chắn mainboard/miếng FE/FE chắn main) đi kèm trong hộp bo mạch chủ. Ví dụ: các loại chặn main b57, chắn main h81…
Miếng FE có tác dụng che cổng giao tiếp phía sau cho khít tránh các tác nhân gây hại như côn trùng, thạch sùng, châu chấu… Ngoài ra còn để chú thích các cổng cắm thiết bị ngoại vi như bàn phím máy tính, chuột, màn hình PC, USB, loa máy tính, dây mạng…
Bạn đặt một mép xuống khớp vị trí với vỏ case rồi ấn mép còn lại vào sau đó kiểm tra và ấn các phía xung quanh đảm bảo rằng miếng I/O nằm lọt và cân bằng. Chú ý: mép của miếng này thường rất sắc nên quá trình bạn phải thật cẩn thận kẻo đứt tay.
Sau khi lắp xong bạn rút toàn bộ các loại dây tín hiệu của case và dây nguồn ra phía sau qua các lỗ trống trên khay của vỏ case để chuẩn bị lắp linh kiện khác vào khoang bên trong – các loại vỏ case thiết kế tốt đều có những lỗ luồn dây này bạn nên lựa chọn kỹ trước khi mua.
4. Hướng dẫn lắp CPU đúng cách
Việc lắp CPU vào MainBoard là công đoạn khó, yêu cầu kỹ thuật cao bạn nên đọc lại các hướng dẫn sử dụng main mà tối đã nói ở bài main máy tính PC.
Thao tác đặt main máy tính PC: Đặt main lên vì trí vững như đùi nếu ngồi hay bàn nếu bạn đang đứng → trong hình là vị trí socket lắp CPU, dùng ngón tay ấn nhẹ chốt xuống, đẩy nó ra → rồi kéo lên là phần nắp socket sẽ bung lên. Chú ý tuyệt đối không để bất cứ gì chạm vào những chân nhỏ xíu bên dưới vì cong gẫy chân socket là main ko dùng được nữa phải đi thay.
Chú ý phần gờ lồi từ đế socket và phần lõm ở đế CPU, các dòng CPU và main khác nhau sẽ có vị trí lồi lõi khác nhau, cùng dòng thì sẽ giống nhau. Thao tác cầm CPU thật chặt hai mép bằng 2 ngón (không được rơi cpu)>> di chuyển tới đế socket rồi đặt ướm vào đúng vị trí các phần lồi-lõm tương ứng >> ngón tay không được chạm xuống hàng chân bên dưới >> bỏ tay ra khi CPU đã nằm sát và ngay ngắn khớp hoàn toàn.
Sau khi đặt xong thì kiểm tra lại các mép CPU có khớp hết với socket bên dưới không, chú ý các phần lồi-lõm và một ký hiệu khác đó là phần “tam giác vàng” nhỏ ở 1 góc của cpu nằm đúng chỗ ký hiệu ở đế socket.
Sau khi hoàn thành bạn cầm chốt Socket >>đặt phần ngàm socket vào đúng chân ốc và đẩy chốt socket ngược lại như lúc tháo >> ấn xuống gần chạm tới mạch rồi đẩy vào trong.
Bạn kiểm tra lại phần ngàm và chốt đã chắc chắn chưa. Cái nắp nhựa che socket sau khi bỏ ra khỏi socket thì nên giữ lại cất nó đi, khi nào tháo CPU ra thì lắp nó vào che socket kẻo cong chân bên dưới.
Vậy là bạn đã hoàn thành việc lắp ráp CPU máy tính PC rồi đó.
5. Hướng dẫn lắp RAM vào main
Khi chọn RAM, bạn hãy chọn loại RAM tương thích bởi mỗi dòng đời RAM thì chân cắm sẽ khác nhau. Ở đây tôi dùng RAM DDR3 và main hỗ trợ 4 khe cắm.
Thao tác lắp: Ấn nhẹ các chốt RAM ra hai bên và quay RAM để ướm chân RAM vào đúng vị trí. Bạn chú ý vào phần lõm giữa chân RAM phải khớp với chân cắm bên dưới.
Lắp thanh thứ 2 sole để main hỗ trợ dual chanel, nếu có nhiều ram hơn thì cứ lắp hết như trong hình tôi lắp đủ 4 thanh luôn.
Sau khi lắp xong thì chú ý các chốt ram đã bập vào trong xếp thẳng hàng, các chân ram đều phải tiếp xúc sát hết xuống dưới main. Kiểm tra lại nếu có chân nào chưa xuống hết hoặc chốt ram chưa bập thằng vào thì có thể dùng 2 ngón tay ấn đầu ram xuống kết hợp đẩy chốt vào.
Xong phần lắp CPU + RAM vào Main, tới đây nếu ai dùng tản nhiệt đi kèm CPU thì lắp luôn, nếu dùng tản nhiệt rời như tôi thì lắp sau cũng được. Bây giờ nhìn main chú ý các lỗ là các chân bắt ốc của main để sửa soạn bắt vào khoang trong thùng máy.
6. Hướng cách lắp bo mạch chủ vào vỏ case
Cách lắp ráp bo mạch chủ được thao tác như sau:
Trước tiên bạn lắp trước các ốc đỡ, có nhiều loại thùng máy với các loại kích thước không giống nhau nhưng bên trong vị trí bắt ốc cho main giống nhau. Để tìm ra những vị trí để bắt ốc bạn nên ướm so với main và khoang bắt ốc.
Nhưng trước khi đặt main bắt ốc thì bạn cần phải gắn các ốc đồng đỡ main, có case họ gẵn sẵn một số vị trí bạn phải so với main – nếu thừa thì bỏ ra – nếu thiếu thì lắp thêm. Nếu case chưa gắn sẵn thì tìm trong gói ốc phụ kiện của case sẽ có công cụ hỗ trợ gắn ốc đỡ rất dễ dàng với case tốt, còn case rẻ tiền không kèm thì bạn phải xoáy nhẹ bằng tay kết hợp với kìm để xiết chặt.
Tiếp theo bạn đặt phần cổng giao tiếp chuẩn vào các lỗ của miếng I/O shield rồi hạ main máy tính PC xuống sao cho khớp hết với các vị trí ốc đồng đỡ main vừa vừa lắp.
Bạn lấy tô vít và xoáy ốc cố định main vào, ốc bắt main kèm theo thường có nhiều loại (phần mũ ốc khác nhau còn gien giống nhau), nếu thích đồng nhất thì nên chọn 1 loại giống nhau, ở đây tôi dùng ốc đen hết nên cũng ko quan trọng lắm, bắt đủ tất cả các lỗ ốc là main nằm chắc chắn luôn.
Hãy tiếp tục đón đọc bài viết QUY TRÌNH LẮP RÁP MÁY TÍNH PC CHI TIẾT NHẤT (P2) nhé!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1