Zalo
Facebook

Giáo trình về mosfet – Cách kiểm tra mosfet còn sống hay chết

Kiến thức về mosfet nằm trong chương trình đào tạo Sửa Laptop Nâng Cao của Học viện iT.vn. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng HLV. Trương Văn Ngọc tìm hiểu chi tiết về mosfet nhé!

Giáo trình về mosfet – Cách kiểm tra mosfet còn sống hay chết
Giáo trình về mosfet – Cách kiểm tra mosfet còn sống hay chết

Mosfet là gì?

Mosfet là một loại Transistor hiệu ứng trường đặc biệt. Chúng có cấu tạo và hoạt động khác với Transistor thông thường. Hiểu một cách đơn giản thì Mosfet giống như một công tắc điện tử nhưng có thêm chiều dẫn điện thông qua diode trong nó.

Ký hiệu mosfet là Q hoặc PQ (Giống Transistor).

Mosfet có 3 chân là: D, G, S.

Mosfet
Mosfet

Ta nhận biết chân D, G, S (Schematic) trên mosfet như sau: Chân G là chân ở giữa, chân S là chân có múi tên, Chân D là chân còn lại.

Xem thêm: Bảng tra cứu mosfet tương đương

Phân loại mosfet

Hiện nay các loại mosfet thông dụng bao gồm 2 loại đó là:

  • Mosfet kênh N (N-MOSFET): chỉ hoạt động khi nguồn điện Gate là zero, các electron bên trong vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input.
  • Mosfet kênh P (P-MOSFET): các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào ngỏ Gate.

Xem chi tiết cách đo mosfet

Kiểm tra mosfet còn sống hay chết

Trước hết, để kết quả chính xác nhất ta dùng dây dẫn hoặc tô vít nối tắt 3 chân của mosfet nhằm khử hết điện tích trên các chân.

Sau đó, ta kiểm tra mosfet còn sống hay chết bằng cách sử dụng đồng hồ đo vạn năng đo các chân của mosfet (Trên thang đo x1KΩ).

Kiểm tra mosfet còn sống hay chết
Kiểm tra mosfet còn sống hay chết
  • Nếu mosfet còn tốt thì ta có kết quả như sau: G và S, G và D, D và S đều cho kết quả cả hai chiều kim không lên.
  • Nếu mosfet bị hỏng thì ta có kết quả như sau:

+ G và S kim lên: Chập G S.

+ G và D kim lên: Chập G D.

+ D và S kim lên: Chập D S.

Lưu ý: Sau khi đo G và S, G và D thì ta cần dùng tô vít chập chân G D để thoát điện tích chân G (Do quá trình đo đã để lại điện tích trên chân G).

Trên đây là chia sẻ kiến thức về mosfet của huấn luyện viên Trương Văn Ngọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Cách kiểm tra iPhone đã qua sửa chữa hay chưa nhanh nhất

Nếu muốn trở thành kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại thì bạn sẽ cần...

Tìm hiểu chi tiết về cổng AV 3.5mm trên máy tính

Trên máy tính, laptop luôn được thiết kế sẵn các cổng AV (Audio Video). Tuy...

Điện trở công suất là gì? Các loại điện trở công suất

Điện trở công suất là linh kiện quan trọng trong các ứng dụng điện tử...

Mạch ổn áp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp

Mạch ổn áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn điện hoạt...

Mạch lọc nguồn một chiều: Khái niệm, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và ứng dụng

Mạch lọc nguồn một chiều đóng vai trò quan trọng trong máy tính. Nó giúp...

Tìm hiểu chi tiết về mạch đèn LED USB cho máy tính

Mạch đèn LED USB có thể được sử dụng để làm nguồn sáng khi mất...