Chipset là một bộ phận được tích hợp sẵn trên Mainboard. Có khá nhiều loại Chipset được sử dụng bên trong laptop như chip cầu bắc, chip cầu nam hay chip VGA…
Nói một cách đơn giản thì những con chip này đóng vai trò làm trung tâm giao tiếp trong Mainboard. Nó điều khiển tất cả các hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng và nó cũng là bộ phận xác định tính tương thích giữa các phần cứng với bo mạch chủ.
Dấu hiệu Chipset bị lỗi
Chip cầu Bắc
- Máy không nhận RAM, kiểm tra Mainboard thấy thông báo lỗi 28. Sau khi thử thay thế RAM và đảm bảo nguyên nhân gây ra lỗi không phải do RAM, khe RAM hay IC nguồn của RAM thì khả năng cao là Chip cầu Bắc bị lỗi.
- Laptop sử dụng CPU của hãng AMD. Khi kích nguồn thấy đồng hồ đa năng ăn dòng 1 ít rồi tắt.
- Kích nguồn máy có chạy nhưng các mạch nguồn RAM, CPU, chipset không xuất hình.
Chip cầu Nam
- Không kích được nguồn. Kết hợp với chip SIO sẽ điều khiển mạch ngắt, mở nguồn.
- Mất xung reset.
- Không nhận, hoặc nhận mà không chạy các thiết bị như USB, HDD, CD..
Bạn có thể tham khảo bài viết: “Bạn đã biết cách khắc phục hiệu quả những lỗi chip cầu nam thường gặp trên Laptop dưới đây?”
Chip VGA
- Máy chạy rất nóng. Thông thường lỗi chip máy tính sẽ khiến cho thiết bị của bạn tự động tắt sau khi hoạt động được khoảng từ 2 đến 3 giờ. Bạn càng bật máy lên để tiếp tục chạy, thời gian tự ngắt càng nhanh hơn. Với hiện tượng này, đến 99% là lỗi chipset.
- Máy tính xách tay đang chạy bình thường thì gặp lỗi Dump màn hình xanh, bật đi bật lại sẽ gặp thường xuyên hơn. Ở trường hợp này, khả năng 30% là có dấu hiệu hỏng chipset.
- Laptop vẫn chạy bình thường nhưng lại không có tín hiệu lên màn hình máy tính. Mọi tín hiệu đèn như đèn power, đèn charging, đèn HDD Led vẫn hiển thị. Khi bạn cắm màn hình LCD ngoài vào qua cổng kết nối VGA out port vẫn chạy bình thường. Trong trường hợp này, khả năng máy tính bị lỗi chip VGA là 60-70%.
- Với dòng MacBook Pro, MacBook Air thì hiện tượng lỗi chip máy tính dẫn đến tình trạng treo táo hoặc trắng màn hình.
- Khởi động Laptop lúc lên lúc không.
- Dòng Laptop Dell kêu 8 tiếng bíp liên tục. Trong khi dòng Laptop của HP sẽ báo đèn chớp 3 lần hoặc sáng đèn Caps Lock trên bàn phím.
- Màn hình Laptop bị sọc chỉ (rác màn hình) , màn hình bị chia thành nhiều ô hoặc có hiện tượng sáng trắng (có khi sáng mờ) và không thể nhìn thấy hình.
- Laptop chơi game bị giật, lag màn hình, có thể dẫn đến bị treo hay đứng hình. Xem phim với độ phân giải cao HD bị tắt hình.
- Cài driver VGA xong vào manager hiện dấu chấm hỏi màu vàng.
Bạn có thể tham khảo bài viết: “Giải pháp khắc phục lỗi chip VGA hiệu quả cùng chuyên gia”
Hướng dẫn làm chân Chipset
Một trong những giải pháp phổ biến khắc phục lỗi Chipset đó chính là làm chân Chipset. Vậy nên, trong bài viết này HocvieniT.vn sẽ hướng dẫn các bạn làm chân Chipset.
Lưu ý: Làm chân Chipset không quá khó nhưng yêu cầu phải có đầy đủ các dụng cụ như bên dưới. Do đó, không có đủ dụng cụ yêu cầu thì đừng nên làm thử để tránh làm hư luôn Chipset.
Dụng cụ cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Bước 1: Làm sạch chì cho Chipset
Bởi Chipset mới được tháo ra từ Laptop nên sẽ có khá nhiều chì dính trên Chipset. Do đó, bạn cần làm sạch bằng cách lấy một ít mỡ hàn bôi lên bụng Chipset, tiếp đến sử dụng kết hợp mỏ hàn và dây rút chì để làm sạch Chipset. Khi làm xong, bạn nhớ dùng xăng thơm, axeton lau chip một lần nữa (Nếu không có xăng thơm hay axeton, bạn cũng có thể dùng nước để làm sạch Chipset).
Bước 2: Gắn bi chì
Đầu tiên, bạn cần cố định Chipset. (Nếu có đế để cố định Chipset thì càng tốt)
Sau đó, bôi một lớp mỡ hàn mỏng lên Chipset. Lưu ý: Lớp mỡ phải mỏng nếu không sẽ rất khó gắn bi chì.
Đặt lưới lên trên Chipset sao cho các lỗ lưới khớp với các chân của Chipset. Lúc này, tiến hành đổ bi vào lưới đến khi lấp đầy bề mặt Chip là xong.
Nếu còn bi trên bề mặt lưới thì dùng cọ hoặc dùng tay gạt chỗ bi còn thừa đi.
Bước 3: Cố định bi chì
Thật nhẹ nhàng nhấc lưới ra khỏi Chip sao cho không làm lệch vị trí của các bi chì. Tiếp đến, sử dụng máy khò nhiệt, tiến hành khò từ trên cao xuống và đều tay vòng xung quanh vị trí các bi chì đến khi chì chụp xuống là OK.
Hướng dẫn làm chân Chipset cho người mới bắt đầu
Hi vọng các thông tin trên giúp bạn có thể làm Chipset thành công. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quá trình làm chân Chipset hoặc các kiến thức liên quan đến máy tính khác thì xin vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc tham gia ngay các khóa học của Học viện iT để được giải đáp tốt nhất!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1