1 – Mạch khuếch đại
1.1 – Khái niệm về mạch khuếch đại
Mạch khuếch đại được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, như mạch khuếch đại âm tần trong Cassette, Amply, Khuếch đại tín hiệu video trong Ti vi màu…
Có ba loại mạch khuếch đại chính là :
- Khuếch đại về điện áp: Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
- Mạch khuếch đại về dòng điện: Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào, đầu ra ta sẽ thu được một tín hiệu cho cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
- Mạch khuếch đại công xuất: Là mạch khi ta đưa một tín hiệu có công xuất yếu vào , đầu ra ta thu được tín hiệu có công xuất mạnh hơn nhiều lần, thực ra mạch khuếch đại công xuất là kết hợp cả hai mạch khuếch đại điện áp và khuếch đại dòng điện làm một.
1.2 – Các chế độ hoạt động của mạch khuếch đại
Các chế độ hoạt động của mạch khuếch đại là phụ thuộc vào chế độ phân cực cho Transistor, tuỳ theo mục đích sử dụng mà mạch khuếch đại được phân cực để KĐ ở chế độ A, chế độ B, chế độ AB hoặc chế độ C.
a) Mạch khuếch đại ở chế độ A
Là các mạch khuếch đại cần lấy ra tín hiệu hoàn toàn giống với tín hiệu ngõ vào.
* Để Transistor hoạt động ở chế độ A, ta phải định thiên sao cho điện áp UCE ~ 60% ÷ 70% Vcc.
* Mạch khuếch đại ở chế độ A được sử dụng trong các mạch trung gian như khuếch đại cao tần, khuếch đại trung tần, tiền khuếch đại…
b) Mạch khuếch đại ở chế độ B
Mạch khuếch đại chế độ B là mạch chỉ khuếch đại một nửa chu kỳ của tín hiệu, nếu khuếch đại bán kỳ dương ta dùng transistor NPN, nếu khuếch đại bán kỳ âm ta dùng transistor PNP, mạch khuếch đại ở chế độ B không có định thiên.
* Mạch khuếch đại chế độ B thường được sử dụng trong các mạch khuếch đại công xuất đẩy kéo như công xuất âm tần, công xuất mành của Ti vi, trong các mạch công xuất đẩy kéo , người ta dùng hai đèn NPN và PNP mắc nối tiếp, mỗi đèn sẽ khuếch đại một bán chu kỳ của tín hiệu, hai đèn trong mạch khuếch đại đẩy kéo phải có các thông số kỹ thuật như nhau.
* Mạch khuếch đại công xuất kết hợp cả hai chế độ A và B
Mạch khuếch đại công xuất Amply có: Q1 khuyếch đại ở chế độ A, Q2 và Q3 khuếch đại ở chế độ B, Q2 khuếch đại cho bán chu kỳ dương, Q3 khuếch đại cho bán chu kỳ âm
c) Mạch khuếch đại ở chế độ AB
Mạch khuếch đại ở chế độ AB là mạch tương tự khuếch đại ở chế độ B, nhưng có định thiện sao cho điện áp UBE sấp sỉ 0,6V, mạch cũng chỉ khuếch đại một nửa chu kỳ tín hiệu và khắc phục hiện tượng méo giao điểm của mạch khuếch đại chế độ B, mạch này cũng được sử dụng trong các mạch công xuất đẩy kéo.
d) Mạch khuyếch đại ở chế độ C
Là mạch khuyếch đại có điện áp UBE được phân cự ngược với mục đích chỉ lấy tín hiệu đầu ra là một phần đỉnh của tín hiệu đầu vào, mạch này thường sử dụng trong các mạch tách tín hiệu: Thí dụ mạch tách xung đồng bộ trong ti vi màu.
2. Các kiểu ghép tầng
2.1 – Ghép tầng qua tụ điện
* Sơ đồ mạch ghép tầng qua tụ điện
Ở trên là sơ đồ mạch khuếch đại đầu từ trong đài Cassette, mạch gồm hai tầng khuếch đại mắc theo kiểu E chung, các tầng được ghép tín hiệu thông qua tụ điện, người ta sử dụng các tụ C1, C3, C5 làm tụ nối tầng cho tín hiệu xoay chiều đi qua và ngăn áp một chiều lại, các tụ C2 và C4 có tác dụng thoát thành phần xoay chiều từ chân E xuống mass, C6 là tụ lọc nguồn.
Ưu điểm của mạch là đơn giản, dễ lắp do đó mạch được sử dụng rất nhiều trong thiết bị điện tử, nhược điểm là không khai thác được hết khả năng khuếch đại của Transistor do đó hệ số khuếch đại không lớn.
Ở trên là mạch khuếch đại âm tần, do đó các tụ nối tầng thường dùng tụ hoá có trị số từ 1µF ÷ 10µF.
Trong các mạch khuếch đại cao tần thì tụ nối tầng có trị số nhỏ khoảng vài nano Fara.
2.2 – Ghép tầng qua biến áp
* Sơ đồ mạch trung tần tiếng trong Radio sử dụng biến áp ghép tầng
Ở trên là sơ đồ mạch trung tần Radio sử dụng các biến áp ghép tầng, tín hiệu đầu ra của tầng này được ghép qua biến áp để đi vào tầng phía sau.
Ưu điểm của mạch là phối hợp được trở kháng giữa các tầng do đó khai thác được tối ưu hệ số khuếch đại , hơn nữa cuộn sơ cấp biến áp có thể đấu song song với tụ để cộng hưởng khi mạch khuếch đại ở một tần số cố định.
Nhược điểm: Nếu mạch hoạt động ở dải tần số rộng thì gây méo tần số, mạch chế tạo phức tạp và chiếm nhiều diện tích.
2.3 – Ghép tầng trực tiếp
* Kiểu ghép tầng trực tiếp thường được dùng trong các mạch khuếch đại công xuất âm tần
Xem thêm: Chia sẻ về mạch logic, mạch khuếch đại và mạch nguồn xung
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Khắc phục lỗi máy in không nhận lệnh in
Lỗi máy in không nhận lệnh in là một trong những lỗi quen thuộc khi...
Th1
Hướng dẫn sửa lỗi “The system cannot find the file specified” hiệu quả
Lỗi "The system cannot find the file specified" thường xảy ra khi hệ điều hành...
Th1
Tổng hợp 10 lỗi thường gặp khi cài Win
Cài đặt Windows là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ kỹ thuật...
Th1
Khắc phục 3 lỗi BIOS phổ biến nhất
BIOS (Basic Input/Output System) là một phần quan trọng của máy tính, chịu trách nhiệm...
Th1
Hướng dẫn sửa lỗi Operation Could Not Be Completed (error 0x00000709) trên Windows
Lỗi 0x00000709 là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng máy in trên...
Th1
Quy trình nâng cấp RAM cho laptop Acer
Học viện iT sẽ hướng dẫn một kỹ năng cơ bản của kỹ thuật viên...
Th1