Điện trở là gì? Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. Trong thiết bị điện tử, điện trở là linh kiện làm từ cacbon và kim loại…
Đối với những người nghiên cứu và làm về kỹ thuật điện tử nói chung, hay nghề sửa chữa laptop nói riêng, có lẽ điện trở là một khái niệm rất quen thuộc. Điện trở đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với mạch điện. Vậy thế nào là điện trở, ký hiệu, đơn vị cũng như công dụng của điện trở là gì? Hãy cùng HocvieniT.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điện trở là gì?
Hiểu một cách đơn giản, điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. Nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở của vật đó nhỏ. Ngược lại, nếu vật dẫn điện kém thì điện trở sẽ lớn. Vật cách điện có điện trở vô cùng lớn.
Điện trở của dây dẫn là gì phụ thuộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. Điện trở được tính theo công thức:
R = ρ.L / S
Trong đó ρ là điện trở suất phụ thuộc vào chất liệu
L là chiều dài dây dẫn
S là tiết diện của dây dẫn
R là điện trở (đơn vị Ohm)
Định nghĩa trên chính xác cho dòng điện một chiều. Đối với dòng điện xoay chiều, trong mạch điện chỉ có điện trở, tại thời điểm cực đại của điện áp thì dòng điện đạt cực đại. Khi điện áp bằng không thì dòng điện trong mạch cũng bằng không. Điện áp và dòng điện cùng pha. Tất cả các công thức dùng cho mạch điện một chiều đều có thể dùng cho mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở mà các trị số dòng điện xoay chiều lấy theo trị số hiệu dụng.
Điện trở trong các thiết bị điện tử
Trong các thiết bị điện tử, điện trở là gì? Đó là một linh kiện quan trọng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại. Tùy thuộc theo tỷ lệ pha trộn mà người ta có thể tạo ra được các loại điện trở với trị số khác nhau.
Đơn vị của điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch màu theo quy ước chung của thế giới. Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2WW trở lên thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như đối với các loại điện trở công suất, điện trở sứ.
>>> Cách đọc trị số điện trở theo tiêu chuẩn quốc tế <<<
Ký hiệu điện trở
Cấu tạo của điện trở
Thành phần chính của điện trở là lớp RuO2, tùy vào số lớp này mà tạo nên giá trị điện trở khác nhau, số lớp càng nhiều thì giá trị điện trở càng lớn và ngược lại. Dựa vào cấu tạo này chúng ta có thể suy ra những bệnh có thể xảy ra với điện trở.
Phân loại điện trở là gì
Điện trở có giá trị xác định
– Điện trở than ép (cacbon film): Điện trở than ép có dải giá trị tương đối rộng (từ 1 Ohm đến 100 m.Ohm). Công suất danh định 1/8W – 2W, phần lớn có công suất là 1/4W hoặc 1/2W. Ưu điểm nổi bật của điện trở than ép đó chính là có tính thuần trở nên được sử dụng nhiều trong phạm vi tần số thấp.
– Điện trở dây quấn: là loại điện trở được chế tạo bằng cách quấn một đoạn dây không phải là chất dẫn điện tốt xung quanh 1 lõi hình trụ. Trở kháng phụ thuộc vào vật liệu dây dẫn, đường kính cũng như độ dài của dây. Điện trở của dây quấn có giá trị nhỏ, độ chính xác cao và có công suất nhiệt lớn. Tuy nhiên nhược điểm của điện trở dây quấn đó là nó có tính chất điện cảm nên không được sử dụng nhiều trong các mạch cao tần mà chỉ sử dụng phổ biến trong mạch âm tần.
– Điện trở màng mỏng: Đây là loại điện trở được sản xuất bằng cách lắng đọng Cacbon, kim loại hoặc oxit kim loại dưới dạng màng mỏng trên lõi hình trụ. Điện trở màng mỏng có giá trị từ thấp đến trung bình. Ưu điểm nổi bật của điện trở màng mỏng đó là tính chất thuần trở nên được sử dụng trong phạm vi tần số cao, tuy vậy lại có công suất nhiệt thấp và giá thành cao.
>>> Bạn nên biết: Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Điện trở có giá trị thay đổi
– Biến trở (Variable Resistor) có cấu tạo gồm 1 điện trở màng than hoặc dây quấn có dạng hình cung, có trục xoay ở giữa nối với con trượt. Con trượt tiếp xúc động với vành điện tử tạo nên cực thứ 3, nên khi con trượt dịch chuyển điện trở giữa cực thứ 3 và 1 trong 2 cực còn lại có thể thay đổi. Biến trở được sử dụng điều khiển điện áp hoặc điều khiển cường độ dòng điện.
– Nhiệt trở: Là linh kiện có giá trị điện trở thay đổi theo nhiệt độ. Hiện nay có 2 loại nhiệt trở đó là Nhiệt trở có hệ số nhiệt âm và Nhiệt trở có hệ số nhiệt dương. Nhiệt trở có hệ số nhiệt âm sẽ có giá trị điện trở giảm khi nhiệt độ tăng (NTC). Nhiệt trở có hệ số nhiệt dương có giá trị điện trở tăng khi nhiệt độ tăng.
– Điện trở quang: Là linh kiện nhạy cảm với bức xạ điện từ quang phổ ánh sáng nhìn thấy. Quang trở có giá trị điện trở thay đổi phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu vào nó. Cường độ ánh sáng càng mạnh thì giá trị điện trở càng giảm và ngược lại. Quang điện trở thường được sử dụng trong các mạch tự động điều khiển bằng ánh sáng như cửa tự động, điều chỉnh độ nét, độ sáng ở camera, tự động bật đèn khi trời tối…
Những cách mắc điện trở thường dùng
Cách mắc nối tiếp
– Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại. Rtd = R1 + R2 + R3
– Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng I = (U1/R1) = (U2/R2) = (U3/R3)
Từ công thức trên ta có thể thấy rằng sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điện trở.
Cách mắc song song
Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức
(1/Rtd) = (1/R1) + (1/R2) + (1/R3)
Trong trường hợp mạch chỉ có 2 điện trở song song thì Rtd = R1xR2/(R1+R2)
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị của điện trở. Điện áp của các điện trở mắc song song luôn bằng nhau.
Cách mắc hỗn hợp
Cách mắc hỗn hợp sẽ giúp các điện trở tạo ra được điện trở tối ưu hơn. Ví dụ như nếu bạn cần một điện trở 9K thì có thể mắc 2 điện trở 15k song song, sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1.5K.
Ứng dụng của điện trở
Có thể nói, điện trở có mặt trong mọi thành phần của một thiết bị điện tử. Đây là một phần tuy chỉ sở hữu kích thước nhỏ nhưng lại nắm giữ vai trò vô cùng to lớn. Cụ thể, công dụng của điện trở là gì?
– Điện trở khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp. Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V. Ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với một điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.
– Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
– Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động
– Tham gia vào các mạch giao động R C sử dụng NE555
Như đã đề cập ở trên, điện trở chính là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một mạch điện tử nào. Chính bởi thế, việc có thể nắm rõ được định nghĩa, khái niệm điện trở là gì, cũng như cấu tạo hay công dụng của điện trở sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc.
Tìm hiểu điện trở: Khái niệm, ký hiệu, cách đọc và ứng dụng
Hy vọng những chia sẻ thông qua bài viết trên sẽ là nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho các bạn, đặc biệt là đối với những bạn đam mê và yêu thích công việc sửa chữa laptop. Chúc các bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Tổng hợp 10 lỗi thường gặp khi cài Win
Cài đặt Windows là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ kỹ thuật...
Th1
Khắc phục 3 lỗi BIOS phổ biến nhất
BIOS (Basic Input/Output System) là một phần quan trọng của máy tính, chịu trách nhiệm...
Th1
Hướng dẫn sửa lỗi Operation Could Not Be Completed (error 0x00000709) trên Windows
Lỗi 0x00000709 là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng máy in trên...
Th1
Quy trình nâng cấp RAM cho laptop Acer
Học viện iT sẽ hướng dẫn một kỹ năng cơ bản của kỹ thuật viên...
Th1
Hướng dẫn chi tiết khắc phục lỗi camera trước bị mờ trên iPhone 16
Lỗi camera trước bị mờ trên iPhone 16 là một vấn đề khá phổ biến...
Th1
7 Cách sửa lỗi máy tính bị treo nhưng chuột vẫn chạy hiệu quả
Lỗi máy tính treo nhưng chuột vẫn chạy là một trong những pan bệnh phổ...
Th1