Zalo
Facebook

Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán

Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản. Thế nhưng bạn có biết điện trở dán là gì? Nó có điểm khác biệt nào so với điện trở thông thường không? Và làm thế nào để đọc được giá trị của điện trở dán? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán

Điện trở dán là gì?

Để tìm hiểu điện trở dán là gì, đầu tiên chúng ta hãy cùng xem khái niệm điện trở. Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động. Hiểu một cách đơn giản thì điện trở chính là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. 

Điện trở dán chính là một con điện trở được dán trên bề mặt bo mạch chủ (Mainboard). Nó được gắn cố định trên bề mặt Mainboard nên không thể tháo rời.

Kích thước của điện trở dán

Kích thước và hình dáng của điện trở dán đều đã được tiêu chuẩn hóa và hầu hết tuân theo các tiêu chuẩn JEDEC.

Kích thước điện trở dán được biểu thị bằng mã số, chứa cả chiều rộng và chiều cao của điện trở dán. Đơn vị đo của mã này có thể được tính theo Inch hoặc mm, mã Inch được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, kích thước thực tế sử dụng đơn vị mm nhiều hơn.

Bảng liệt kê kích thước và thông số kỹ thuật của một số điện trở dán thông dụng
Bảng liệt kê kích thước và thông số kỹ thuật của một số điện trở dán thông dụng

Cách đọc điện trở dán SMD chi tiết nhất

Do điện trở dán có kích thước khá nhỏ nên không đủ không gian để in các mã dải màu truyền thống. Vì vậy nên người ta sử dụng mã mới cho điện trở dán. Mã phổ biến nhất là mã hệ thống ba và bốn chữ số và một hệ thống do Electronic Industries Alliance (EIA) được gọi là EIA-96.

1. Theo hệ thống ba và bốn chữ số

Trường hợp 1: Điện trở dán ba chữ số

Với điện trở dán ba chữ số, người ta đọc như sau:

  • Hai chữ số đầu tiên: Là giá trị thực của điện trở dán.
  • Chữ số thứ ba: Là số mũ của mười (Số chữ số 0).

Ví dụ: Một con điện trở dán có ký hiệu là 223. Giá trị của con điện trở này: 223 = 22 x 10^3 = 22 000 Ohm = 22K Ohm.

Điện trở dán 3 số
Điện trở dán 3 số

Lưu ý: Đối với điện trở dưới 100 Ohm thì người ta sẽ ghi chữ số thứ ba là 0.

Ví dụ: Một con điện trở dán dưới 100 Ohm có ký hiệu là 100. Giá trị của con điện trở này: 100 = 10 x 10^0 = 10 Ohm.

Trong một số trường hợp người ta chỉ ghi hai chữ số đầu của điện trở dán dưới 100 Ohm để tránh nhầm lẫn.

Đặc biệt, với điện trở dán dưới 10 Ohm, người ta thêm chữ “R” để đánh dấu vị trí đặt dấu thập phân.

Ví dụ: Một con điện trở dán dưới 10 Ohm có ký hiệu là R47. Giá trị của con điện trở này: R47 = 0,47 Ohm.

Trường hợp 2: Điện trở dán bốn chữ số

Cách đọc điện trở dán 4 số như sau:

  • Ba chữ số đầu tiên: Là giá trị thực của điện trở dán.
  • Chữ số thứ tư: Là số mũ của mười (Số chữ số 0).

Ví dụ: Một con điện trở dán có ký hiệu là 1001. Giá trị của con điện trở này: 1001 = 100 x 10^1 = 1000 Ohm = 1 KiloOhm (kΩ).

Điện trở dán 4 số
Điện trở dán 4 số

Đặc biệt, đối với những điện trở dán có giá trị lớn hơn 1000 Ω thì được ký hiệu chữ K (Tức KiloOhm). Còn đối với những điện trở dán lớn hơn 1000 000 Ω thì được ký hiệu chữ M (Tức MegaOhm).

Lưu ý: Các điện trở ghi 000 hoặc 0000 là điện trở có giá trị bằng 0 Ohm.

2. Theo hệ thống EIA-96

Theo sự cải tiến không ngừng, điện trở dán dần có độ chính xác cao hơn với kích thước nhỏ hơn. Chính vì vậy, cách đọc điện trở dán cũng dần có sự cải tiến nhất định và hệ thống EIA-96 được ra đời. Trong đó, hệ thống EIA-96 được xây dựng dựa trên dòng E96 và hướng tới những điện trở có sai số 1%.

Đây là hệ thống mã hóa mới cho điện trở SMD 1%, sử dụng 3 ký tự:

  • Hai chữ số đầu tiên: Tra cứu giá trị trong bảng mã EIA-96, cho biết giá trị điện trở.
  • Chữ cái thứ ba: Cho biết số nhân.

Bạn có thể tra cứu bảng mã EIA-96 cho điện trở SMD 1% bên dưới:

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
01 100 25 178 49 316 73 562
02 102 26 182 50 324 74 576
03 105 27 187 51 332 75 590
04 107 28 191 52 340 76 604
05 110 29 196 53 348 77 619
06 113 30 200 54 357 78 634
07 115 31 205 55 365 79 649
08 118 32 210 56 374 80 665
09 121 33 215 57 383 81 681
10 124 34 221 58 392 82 698
11 127 35 226 59 402 83 715
12 130 36 232 60 412 84 732
13 133 37 237 61 422 85 750
14 137 38 243 62 432 86 768
15 140 39 249 63 442 87 787
16 143 40 255 64 453 88 806
17 147 41 261 65 464 89 825
18 150 42 267 66 475 90 845
19 154 43 274 67 487 91 866
20 158 44 280 68 499 92 887
21 162 45 287 69 511 93 909
22 165 46 294 70 523 94 931
23 169 47 301 71 536 95 953
24 174 48 309 72 549 96 976

Bảng tra chữ cái thứ ba của điện trở SMD:

Giá trị
Z 0.001
Y hoặc R 0.01
X hoặc S 0.1
A 1
B hoặc H 10
C 100
D 1000
E 10000
F 100000

Dựa vào bảng trên, ta đọc giá trị của điện trở dán như sau: Đầu tiên, ta đọc giá trị thực của điện trở theo mã ở phía bên trái. Sau đó, ta đối chiếu ký tự ở bảng bên phải để xác định hệ số nhân.

Ví dụ:

01Y: 100 x 0,01 = 1Ω

68X: 499 x 0,1 = 49,9Ω

76X: 604 x 0,1 = 60,4Ω

01A: 100 x 1 = 100Ω

29B: 196 x 10 = 1,96kΩ

01C: 100 x 100 = 10kΩ

Lưu ý:

  • Điện trở SMD thường có gạch ngang dưới một trong các chữ số để thay cho dấu thập phân (R). Ví dụ: 122 = 1.2kΩ (1%).
  • Ký hiệu “M” nghĩa là milli Ôm. Ví dụ: 1M50 = 1.50mΩ, 2M2 = 2.2mΩ.
  • Gạch chân có thể được sử dụng thay cho “R” do hạn chế về không gian. Ví dụ: R068 = 068 = 0.068Ω (68mΩ).

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách đọc điện trở theo vạch màu

Cách hàn điện trở dán

Để thực hiện phương pháp hàn điện trở dán, bạn sẽ cần chuẩn bị các vật dụng sau: Mỏ hàn, thiếc hàn, dung dịch hàn, panh gắp linh kiện, nhựa thông nước, các dụng cụ lau chùi, dây hút chì,…

Bước 1: Làm sạch điện trở và các điểm hàn

Việc làm sạch bề mặt hàn là một bước quan trọng trong quy trình hàn điện trở dán và các phương pháp hàn khác. Bạn có thể sử dụng dung dịch hàn hoặc nhựa thông để tẩy sạch điểm hàn, giúp cho thiếc hàn có thể nóng chảy đều. Sử dụng dụng cụ để đưa dung dịch hàn vào chân điện trở và điểm hàn, sau đó dùng mỏ hàn để làm sạch. Trong quá trình này, bạn thiếc hàn vào để tráng qua chân hàn và điểm hàn.

Hàn điện trở dán
Hàn điện trở dán

Bước 2: Tráng thiếc vào điểm hàn và chân điện trở

Tráng thiếc là một bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công khi đưa điện trở hàn vào vị trí và điểm hàn. Bạn sử dụng panh gắp để đưa một đầu điện trở vào vị trí, sau đó chấm mỏ hàn vào điểm hàn. Cuối cùng, bạn hàn điểm còn lại để hoàn tất.Tuy nhiên, trong quá trình hàn, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Đảm bảo nhiệt độ mỏ hàn phù hợp, thường là khoảng từ 320 đến 350 độ C.
  • Hàn đúng chiều và đúng chân của điện trở.
  • Đối với các linh kiện nhỏ xung quanh điểm hàn, cần cẩn thận để tránh làm hỏng chúng khi hàn bằng cách giữ cho đầu mỏ hàn không chạm vào chúng.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về những kiến thức liên quan đến điện trở dán. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính

Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...

Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?

Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...

Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt

Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...

Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...

Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...

Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Điện trở của dây dẫn là một trong những yếu tố quyết định dòng điện...