Zalo
Facebook

Trigger và Acquire – Hướng dẫn sử dụng máy đo sóng dao động

Trong bài viết này, Học viện iT.vn sẽ chia sẻ tới các bạn hai phần quan trọng trong máy đo sóng dao động đó chính là Trigger và Acquire.

Trigger và Acquire - Hướng dẫn sử dụng máy đo sóng dao động
Trigger và Acquire – Hướng dẫn sử dụng máy đo sóng dao động

Máy đo sóng dao động là gì?

Máy đo sóng dao động (Hay còn được gọi là máy hiện sóng) là một thiết bị đo lường có thể đọc được những thay đổi của tín hiệu điện theo thời gian và hiển thị nó trên màn hình ở dạng đồ thị. Trong đó, trục X biểu thị thời gian và trục Y biểu thị điện áp. Đặc biệt, trong một số trường hợp trục Z biểu thị cường độ ánh sáng.

 

Trigger

Nhiều bạn mới học điện tử có thắc mắc rằng tại sao xung hiển thị trên máy hiện sóng lại không ổn định. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do điện áp Trigger cài đặt không nằm trong biên độ của tín hiệu. 

Trên màn hình của máy đo sóng dao động, tín hiệu điện áp Trigger được chỉ thị thông qua một mũi tên nằm ở bên cạnh và chạy dọc theo màn hình. Giá trị điện áp Trigger hiện ở dưới màn hình và được gọi là điện áp bắt sóng. 

Tín hiệu điện áp Trigger trên máy hiện sóng
Tín hiệu điện áp Trigger trên máy hiện sóng

Nói cách khác, tín hiệu đưa vào sẽ được đối chiếu với điện áp Trigger (Hay còn gọi là điện áp kích hoạt) để máy hiện sóng phát hiện được xung tín hiệu cũng như ổn định xung đó trên màn hình. Do đó nếu các bạn điều chỉnh điện áp Trigger nằm bên ngoài vùng biên độ của tín hiệu thì tín hiệu sẽ không thể hiển thị ổn định được trên máy hiện sóng và nó sẽ chạy loạn lên. 

Trong trường hợp bạn không biết điện áp Trigger đang ở đâu thì bạn có thể nhấn vào nút Set to 50% trong phần Trigger. Khi đó, điện áp Trigger sẽ được đưa vào trung tâm của sóng và tự động sóng sẽ được ổn định.

 

Acquire 

Acquire là phần giúp các bạn đo được tín hiệu theo yêu cầu của mình. Giả sử khi bạn muốn điều chỉnh một điện áp thì bạn nhấn vào nút Menu trong phần Acquire và chọn một trong những lựa chọn sau:

Sample: Lấy mẫu điện áp thông thường. Tức là lấy mẫu trực tiếp bỏ qua một phần nào đấy tín hiệu nhiễu. Đây là chế độ thường được sử dụng.

Peak Detect: Phát hiệu các tín hiệu nhiễu trên xung tín hiệu. Khi đó, máy hiện sóng ưu tiên phát hiện tất cả những cái nhiễu trên tín hiệu được cung cấp và các bạn sẽ nhìn thấy cái gai sóng rất là nhiều.

Envelope: Tương tự với chế độ Peak Detect nhưng nó hiển thị dạng sóng tối thiểu và tối đa theo thời gian.

Average: Loại bỏ tất cả các tín hiệu nhiễu và chỉ còn lại tín hiệu trung bình. Khi đó, tín hiệu xung sẽ chỉ là một đường thẳng thuần túy, trơn tru và không có một tý gai nhiễu nào cả.

Acquire trên máy hiện sóng

Do vậy các bạn không nên nhầm lẫn tín hiệu hiển thị trên màn hình máy hiện sóng là tín hiệu thực của tín hiệu. Đó là do các bạn lựa chọn cách bắt tín hiệu có loại bỏ nhiễu không hoặc lấy theo điện áp trung bình. Từ đó, dạng sóng mà nó hiển thị có nhiễu hoặc mịn hay không. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!