Zalo
Facebook

Tìm hiểu về DIMM (Dual In-line Memory Module)

DIMM là bảng mạch in có mạch tích hợp DRAM hoặc SDRAM. Vậy ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng HOCVIENiT.vn tìm hiểu thêm các kiến thức về DIMM nhé.

Các công nghệ RAM: Dram, Sram…

Tìm hiểu về DIMM
Tìm hiểu về DIMM

DIMM là gì?

DIMM (Dual In-line Memory Module) là loại bộ nhớ máy tính có 64 bit, cho phép truyền dữ liệu nhanh. DIMM là một mô-đun chứa một hoặc một số chip RAM (Random Access Memory) trên một bảng mạch nhỏ được kết nối với bo mạch chủ máy tính.

DIMM lưu trữ từng bit dữ liệu trong một ô nhớ riêng. Trong đó, nó sử dụng đường dẫn dữ liệu 64 bit, vì bộ xử lý được sử dụng trong máy tính cá nhân có mức dung lượng chứa dữ liệu (số bit dữ liệu có thể được tạo trong CPU tại một thời điểm nhất định) là 64 bit. DIMM thường được sử dụng trong máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in và các thiết bị khác.

SIMM (Single In-line Memory Module) thường có đường dẫn dữ liệu 32 bit đến máy tính, yêu cầu đầu nối 72 chân. Đối với chip SDRAM có 64 bit kết nối dữ liệu với máy tính, SIMM phải được cài đặt theo cặp, vì mỗi chip chỉ hỗ trợ đường dẫn 32 bit. Cho nên, một DIMM có thể được sử dụng thay thế cho hai SIMM.

Khi DRAM ((Dynamic Random Access Memory) được phát triển với tốc độ nhanh hơn, các bảng DIMM cũng được cải thiện. Hiện nay, các loại DIMM mới dựa trên chip DDR4 SDRAM sử dụng đầu nối 288 chân để gắn vào bo mạch chủ máy tính, cho phép tăng dung lượng dữ liệu. Khi tốc độ xung nhịp của RAM tăng lên, khả năng xử lý dữ liệu cũng tăng lên tương ứng.

Một cải tiến khác trong DIMM là việc sử dụng tản nhiệt hoặc hệ thống làm mát được gắn trực tiếp vào DIMM. Hệ thống làm mát này giúp DIMM thoát nhiệt qua vỏ máy tính mà không ảnh hưởng đến bo mạch chủ và CPU.

Các loại DIMM

Các DIMM tiêu chuẩn với chiều dài phổ biến là 5,5 inch (14cm) và chiều cao 1,18 inch (3cm), là:

  • Unbuffered DIMM (UDIMM): Được sử dụng chủ yếu trên máy tính để bàn và máy tính xách tay. Mặc dù chúng chạy nhanh hơn và chi phí thấp hơn nhưng UDIM không ổn định như bộ nhớ khác.
  • Fully-buffered DIMM (FB-DIMM): Thường được sử dụng làm bộ nhớ chính trong các hệ thống yêu cầu mức dung lượng lớn, chẳng hạn như máy chủ và máy trạm. FB-DIMM sử dụng chip AMB để tăng độ an toàn, duy trì tính toàn vẹn và cải thiện các phương pháp để phát hiện lỗi trên hệ thống. AMB bus được chia thành 14 bit bus đọc và 10 bit bus ghi. Có một bus đọc/ghi chuyên dụng có nghĩa là việc thực hiện đọc và ghi có thể tiến hành cùng một lúc và đương nhiên hiệu suất hoạt động cũng tăng lên.
  • Registered DIMM (RDIMM): RDIMM thường được sử dụng trong các máy chủ, cũng như các ứng dụng khác đòi hỏi sự mạnh mẽ và ổn định. RDIMM có các thanh ghi bộ nhớ trên bo mạch, được đặt giữa bộ nhớ và bộ điều khiển bộ nhớ.
  • Load-reduced DIMM (LR-DIMM): Sử dụng công nghệ iMB (Isolation Memory Buffer) Chip iMB cách ly tất cả các bộ phận hoặc bộ phận của mạch tiêu thụ năng lượng bao gồm tín hiệu dữ liệu của chip DRAM trên DIMM từ bộ nhớ bộ điều khiển. Do đó, bộ điều khiển bộ nhớ chỉ nhìn thấy iMB chứ không phải chip DRAM. Sau đó bộ đệm xử lý tất cả các lần đọc và ghi vào chip DRAM, giúp cải thiện dung lượng và tốc độ.
  • SO-DIMM: SO-DIMM chỉ có kích thước khoảng một nửa so với DIMM, với chiều dài 2,74 inch (7cm). SO-DIMM chủ yếu được sử dụng cho các thiết bị như máy tính xách tay và máy tính bảng. Nó khác với DIMM tiêu chuẩn ở chỗ DDR4 SO-DIMM có 260 pin (còn DIMM DRR4 có 288 pin).

Trên đây là chia sẻ của HOCVIENiT.vn về DIMM (Dual In-line Memory Module). Chúc bạn thành công!

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của HOCVIENiT.vn nhé.

Các bài viết liên quan:
RAM là gì? Vai trò của RAM trong máy tính

Cách kiểm tra RAM laptop đơn giản và chính xác

HƯỚNG DẪN CÁCH THAY RAM LAPTOP CƠ BẢN

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!