Zalo
Facebook

Thế nào là ROM trên điện thoại? Có gì khác so với ROM máy tính không?

Trên điện thoại, ROM có thể hiểu như là phân vùng bí mật để lưu trữ hệ điều hành, người dùng không thể ghi dữ liệu lên ROM, nhưng hệ thống có thể ghi đè lên ROM khi cập nhật.

Thế nào là ROM điện thoại? Có gì khác với ROM máy tính không?
Thế nào là ROM điện thoại? Có gì khác với ROM máy tính không?

ROM điện thoại là một yếu tố đóng vai trò trực tiếp đến sự hoạt động của thiết bị. Vậy ROM điện thoại là gì, có giống với ROM máy tính hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Thế nào là ROM điện thoại?

Cũng tương tự như ROM trên các thiết bị máy tính, theo định nghĩa truyền thống, ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc. Đây là nơi lưu trữ các dữ liệu quan trọng để vận hành hoạt động của thiết bị, và dữ liệu này sẽ không mất đi khi ngắt nguồn điện. Trên điện thoại, ROM có thể hiểu như là phân vùng bí mật để lưu trữ hệ điều hành, người dùng không thể ghi dữ liệu lên ROM, nhưng hệ thống có thể ghi đè lên ROM khi cập nhật.

Đối với các thiết bị smartphone, có lúc thì có ROM riêng tuy nhiên có lúc nó cắt một phần RAM làm ROM. Ví dụ nếu RAM 2GB thì thực tế còn 1.7GB vì một phần đã cắt ra làm ROM. Đó cũng chính là lý do thông số kỹ thuật của điện thoại sẽ không có thông tin về ROM.

 

Khái niệm khác về ROM điện thoại

Theo một cách định nghĩa khác, ROM còn có thể hiểu là một phiên bản của hệ điều hành dành riêng cho các thiết bị smartphone chạy nền tảng hệ điều hành Android. Như chúng ta đã biết, bản chất của Android là một hệ điều hành di động có mã nguồn mở. Khi nhà phát triển là Google hoàn tất mỗi một phiên bản Android, họ sẽ công bố rộng rãi bộ mã nguồn chính thức. Từ đó, các nhà phát triển sẽ sử dụng bộ mã nguồn này, tùy chỉnh cũng như thêm vào đó các thành phần khác để tạo ra một bản ROM riêng biệt.

Thông tin ROM điện thoại
Thông tin ROM điện thoại

Một bản ROM như vậy sẽ được cài đặt vào thiết bị bằng một công cụ trên máy tính có tên gọi Android Debug Bridge (ADB) hoặc thông qua trình khôi phục (Recovery) của mỗi máy. Hệ điều hành đi kèm với thiết bị phân phối chính thức được gọi là ROM gốc, hay ROM Stock, trong khi đó các bản ROM được tùy biến sẽ được gọi là ROM cook, với hàm ý bản ROM này là phiên bản được “xào nấu” lại.

 

Bạn có thể làm gì với ROM điện thoại

Đối với ROM là một chip nhớ

Người dùng sẽ không có nhiều sự lựa chọn đối với ROM được dùng để lưu trữ các file hệ thống, hệ điều hành. ROM này tồn tại dưới dạng những chip nhớ. Một số thiết bị được trang bị nhiều chip nhớ. Một chip nhớ có dung lượng nhỏ, có tốc độ cao và được dùng để lưu trữ file hệ thống, bộ nhớ đệm, dữ liệu của ứng dụng. Chip nhớ còn lại có dung lượng lớn hơn nhưng chậm hơn, vào khoảng 1-2GB để lưu ứng dụng. Đây là cách để cách nhà sản xuất giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo tốc độ cũng như độ mượt của máy, bởi chip nhớ tốc độ cao thường có giá thành rất đắt.

 

Đối với ROM là một phiên bản hệ điều hành Android

Một số lượng không nhỏ người dùng Android (đặc biệt là dân yêu thích công nghệ) hay có thói quen up ROM cho thiết bị của mình. Vậy up ROM điện thoại là gì? Up ROM là một thuật ngữ được dùng để miêu tả quá trình cài đặt một phiên bản ROM mới vào thiết bị Android. ROM mới có thể làm cho thiết bị chạy nhanh hơn và có thêm nhiều tính năng mới. Tuy nhiên điều này cũng có thể đem lại rủi ro là nếu gặp phải bản ROM chưa hoàn chỉnh, máy có thể bị treo, hoạt động không ổn định. Nghiêm trọng hơn, nếu quá trình thực hiện bị gián đoạn, hệ điều hành sẽ bị hỏng, dẫn đến thiết bị không thể sử dụng được nữa.

 

ROM Stock có ưu điểm là nó được nhà sản xuất xây dựng riêng cho thiết bị, cho đầy đủ các chức năng và không bị cắt xén các thành phần bên trong. Tuy vậy nếu bản ROM này không là phiên bản ROM quốc tế thì thường sẽ có rất nhiều các tính năng cũng như ứng dụng không hoạt động được đối với quốc gia của người dùng, điều đó dẫn đến tình trạng thừa thãi và gây hao tốn tài nguyên hệ thống. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng này trong các mẫu máy smartphone xách tay của Xiaomi, Samsung, LG…

 

ROM cook lại có ưu điểm nằm ở sự đa dạng, phù hợp với nhiều dạng người dùng khác nhau. Tuy nhiên nó có thể không có được sự ổn định cho với RAM Stock. Người dùng có thể sẽ phải cài đặt nhiều lần để chọn ra phiên bản tốt nhất vì sẽ có nhiều bản khác nhau được phát hành.

 

Bộ nhớ trong điện thoại là gì?

Bộ nhớ trong điện thoại là bộ nhớ cục bộ của thiết bị. Trong đó bao gồm 2 bộ phận chính là bộ nhớ đệm và bộ nhớ chính. Theo mặc định, đây là nơi lưu trữ các file tải về của bạn. Bộ nhớ đệm được nhà sản xuất thiết kế trên CPU còn bộ nhớ chính gồm RAM và ROM điện thoại.

 

Bộ nhớ đệm (Cache)

Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc với người dùng. Bộ nhớ cache này có một số ưu điểm như:

– Tốc độ truy xuất nhanh

– Thường nằm trong CPU. Một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, cache dạng thanh.

– Bộ nhớ đệm bao gồm: Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU.

 

Bộ nhớ chính

Bộ nhớ chính của điện thoại bao gồm ROM và RAM

– RAM: bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên nhằm giữ cho tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời. Dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện.

– ROM: là bộ nhớ lưu trữ lại các chương trình hay bộ nhớ chỉ đọc. Dữ liệu trên ROM không bị mất đi khi ta reset lại máy.

 

Hy vọng qua bài viết trên của HocvieniT.vn, các bạn đã nắm rõ được những thông tin cơ bản về ROM điện thoại cũng như chức năng của ROM.

Trong tháng tới này, khóa học sửa chữa điện thoại của HocvieniT.vn sẽ tiếp tục được khai giảng với rất nhiều các ưu đãi hấp dẫn. Chi tiết khóa học cũng như cách thức đăng ký vui lòng truy cập và xem thêm tại link bên dưới.

>>> Khóa học sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!