Zalo
Facebook

Thế nào là công nghệ màn hình LCD?

Hầu như tất cả chúng ta đều đã quá quen thuộc với thuật ngữ màn hình LCD, và gần đây đối với các dòng điện thoại còn xuất hiện thêm cả màn hình OLED. Quen thuộc và xuất hiện trong đại đa số các thiết bị điện tử như Laptop, TV, Smartphone… như vậy, nhưng bạn có chắc là mình đã biết LCD là gì không? Hãy cùng HocvieniT.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thế nào là công nghệ màn hình LCD
Thế nào là công nghệ màn hình LCD

Màn hình LCD là gì?

 

Màn hình tinh thể lỏng hay LCD (Liquid crystal display) là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Một cách dễ hiểu, LCD loại công nghệ màn hình dùng đèn nền để tạo ánh sáng chứ không tự phát sáng được.

 

Cấu tạo của màn hình LCD là gì?

 

Màn hình LCD được cấu tạo bởi nhiều lớp xếp chồng lên nhau. Trong đó, lớp đầu tiên là đèn nền hay ánh sáng trắng, được sử dụng trong các màn hình thông thường được cấu tạo từ huỳnh quang. Lớp thứ 2 là kính lọc phân cực rồi nằm dọc lọc ánh sáng tự nhiên, 2 lớp kính có điện cực ITO (2.4) kẹp chặt lớp tinh thể lỏng ở giữa (3). Và một lớp kính lọc phân cực nằm ngang (5), kết thúc bằng gương phản xạ ánh sáng cho người quan sát (6).

Cấu tạo màn hình LCD
Cấu tạo màn hình LCD

Có những loại màn hình LCD nào hiện nay?

 

Từ cấu tạo như đã đề cập phía trên, màn hình LCD hiện nay được chia làm 2 loại như sau:

– Màn hình LCD ma trận thụ động (dual scan twisted nematic, DSTN LCD): Là loại màn hình LCD có đặc điểm đáp ứng tín hiệu khá chậm (300ms) và dễ xuất hiện các điểm sáng xung quanh điểm bị kích hoạt làm cho hình dễ nhòe.

Các công nghệ đã được 2 nhà sản xuất của Nhật Bản là Toshiba và Sharp đưa ra là HPD (Hybrid passive display) bằng cách thay đổi công thức vật liệu tinh thể lỏng để rút ngắn thời gian chuyển đổi trạng thái của phân tử. Điều này giúp cho màn hình có thể đạt được thời gian đáp ứng 150ms và độ tương phản 50:1.

 

– Màn hình LCD ma trận chủ động: loại màn hình này thay thế lưới điện cực điều khiển bằng loại ma trận transistor phiến mỏng (thin film transistor – TFT LCD) với thời gian đáp ứng nhanh và chất lượng hình ảnh vượt xa so với DSTN LCD. Các điểm ảnh sẽ được điều khiển độc lập bởi một transistor và được đánh dấu địa chỉ phân biệt. Điều đó khiến cho trạng thái của từng điểm ảnh có thể điều khiển độc lập, đồng thời và tránh được bóng ma thường gặp ở DSTN.

 

Hiển thị màu sắc và sự chuyển động trên màn hình LCD là gì?

 

Màn hình LCD hiển thị màu sắc được là bởi những điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể thay đổi màu sắc cũng như cường độ ánh sáng. Những điểm này hiển thị màu sắc theo quy tắc phối màu phát xạ từ 3 gam màu chính là đỏ, lục và lam. Nghĩa là những điểm ảnh sẽ tắt hoặc bật 3 màu này để tạo ra một điểm màu, khi tập hợp nhiều điểm màu thì cho ra một hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD.

 

Để làm điều này, cùng một lúc các điện thế thích hợp sẽ được đặt vào các điểm ảnh con nằm trên cùng một hàng, đồng thời phần mềm trong máy tính sẽ ra lệnh áp điện thế vào những cột có các điểm ảnh con cần bật.

 

Vì mật độ điểm ảnh trên LCD rất thấp nên khi bạn đưa màn hình ra ngoài ánh sáng mặt trời thì màu sắc hiển thị rất kém cũng như dễ nhìn thấy các hoạt điểm ảnh trên màn hình, do vậy mà nó có giá khá rẻ. Từ màn hình LCD các nhà sản xuất đã phát triển thành các loại màn hình có chất lượng và cấu hình cao hơn như: TFT – LCD, IPS LCD, LED-backlit IPS LCD….

 

Màn hình OLED là gì?

 

Nếu như thời gian trước, màn hình LCD rất phổ biến và được sử dụng ở hầu hết các thiết bị TV, màn hình máy tính hay điện thoại thì trong một vài năm trở lại đây, các hãng sản xuất đang có xu hướng sử dụng đến loại màn hình OLED, đặc biệt cho các sản phẩm cao cấp của mình. Vậy thì màn hình OLED là gì?

 

OLED là viết tắt của chữ Organic Light Emitting Diode (diode phát quang hữu cơ). Đây là một loại diode phát quang (LED) trong đó lớp phát xạ điện quang là một màng thuốc (film) làm bằng vật liệu là một loại chất bán dẫn hữu cơ có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Hiểu một cách đơn giản, OLED là loại công nghệ màn hình sử dụng chính những điểm ảnh tự phát sáng để thể hiện khả năng hiển thị hình ảnh. Điều này hoàn toàn khác với cơ chế phát sáng gián tiếp nhờ vào đèn nền của công nghệ LCD.

 

Đặc điểm nổi bật của màn hình OLED chính là tái tạo màu sắc đậm đà, thường gắt hơn so với màu thực tế, mang lại cảm giác nịnh mắt. Màu sắc đen trên màn hình OLED cũng thể hiện rất sâu. Về tấm nền màn hình OLED gồm nhiều lớp polymer siêu mỏng đặt chồng lên nhau, sẽ có một lớp diode hữu cơ đặt giữa hai lớp điện cực, khi có dòng điện chạy qua các điểm ảnh sẽ tự động phát sáng. Và thậm chí màn hình OLED có thể uốn dẻo và bẻ cong mà không gặp nhiều trở ngại hay vấn đề gì.

 

Điểm khác nhau giữa công nghệ màn hình OLED và LCD là gì?

 

Màn hình LCD hay màn hình OLED đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.

 

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là khả năng hiển thị màu sắc của 2 loại công nghệ màn hình này. Với màn LCD, màu sắc được tái tạo trung thực, đặc biệt phù hợp cho những người thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh… có thể nắm bắt được màu sắc của chủ thể và đưa ra sự cân chỉnh hợp theo ý đồ công việc.

 

Ngược lại, công nghệ màn hình OLED đem lại một cảm giác nịnh mắt đổi với người dùng. Màu sắc trên màn hình này có xu hướng được đẩy tông lên, rực rỡ hơn, đem lại những trải nghiệm giải trí khá tuyệt vời.

 

Ưu điểm

 

Màn hình LCD

– Hình ảnh sắc nét, trung thực

– Độ sáng màn hình cao

 

Màn hình OLED

– Độ tương phản của hình ảnh cao

– Có khả năng chịu lực nhấn tốt, bền trong một số trường hợp đặc biệt

– Tiết kiệm điện hơn LCD

– Dễ dàng bẻ cong, uốn dẻo theo các hình dáng khác nhau

 

Nhược điểm

 

Màn hình LCD

– Sở hữu kích thước dày vì phải đặt đến 3 lớp kính

– Tiêu hao điện năng do phải sử dụng đèn nền

 

Màn hình OLED

– Xuất hiện các hạt do sáng theo điểm ảnh khiến hình ảnh không mịn

– Khả năng hiển thị trong điều kiện trời nắng không quá xuất sắc

 

Như vậy là HocvieniT.vn cùng các bạn đã đi tìm hiểu về công nghệ màn hình LCD là gì, cũng như những thông tin xoay quanh loại màn hình này. Hy vọng nhưng chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được một nguồn tài liệu tham khảo quý giá phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.

 

Nhân dịp đầu năm 2019, Học viện iT liên tục triển khai những chương trình quà tặng, chính sách học phí hấp dẫn đến học viên đăng ký mới các khóa học sửa chữa máy tính bao nghề. Mọi thông tin chi tiết về chương trình vui lòng truy cập tại đây hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

 

Chúc bạn thành công!

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính

Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...

Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?

Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...

Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt

Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...

Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...

Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán

Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....

Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...