CLI và GUI là hai loại giao diện người dùng, cho phép người dùng có thể tương tác với hệ điều hành. Tuy nhiên, giữa hai loại giao diện này có sự khác biệt nhất định. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Học viện iT.vn tìm hiểu sự khác biệt giữa CLI và GUI nhé.
Mọi hệ điều hành đều yêu cầu giao diện người dùng. Nhờ nó, người dùng có khả năng thiết lập, cấu hình và thậm chí khắc phục sự cố hệ điều hành và phần cứng cơ bản của nó thông qua CLI hoặc GUI.
CLI là gì?
CLI là viết tắt của cụm từ Command-Line Interface, dịch ra là giao diện dòng lệnh. Nó là một chương trình dòng lệnh chấp nhận đầu vào văn bản để thực thi các chức năng của hệ điều hành.
Ngày nay, với giao diện người dùng đồ họa (GUI), hầu hết người dùng không bao giờ sử dụng giao diện dòng lệnh (CLI). Tuy nhiên, CLI vẫn được các nhà phát triển phần mềm và quản trị hệ thống sử dụng để cấu hình máy tính, cài đặt phần mềm và truy cập các tính năng không có trong giao diện đồ họa.
GUI là gì?
GUI là viết tắt của cụm từ Graphical User Interface, dịch ra là giao diện đồ họa. Nó là một hệ thống các thành phần liên quan đến thị giác, giúp tương tác với máy tính. Trong đó, GUI giao tiếp với máy tính thông qua việc sử dụng chữ viết hay hình ảnh thay vì sử dụng các câu lệnh phức tạp như CLI.
Nhờ giao diện đồ họa mà ngày nay người dùng có thể sử dụng các thiết bị điện tử đơn giản hơn. Từ đó giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như ngành công nghiệp thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính…
So sánh CLI và GUI
Để tìm hiểu chi tiết sự khác biệt giữa CLI và GUI, chúng ta hãy cùng xem bảng dưới đây:
Bảng so sánh sự khác biệt giữa CLI và GUI
Yếu tố so sánh | CLI | GUI |
Căn bản | Cho phép người dùng giao tiếp với máy tính thông qua các dòng lệnh. | Cho phép người dùng giao tiếp với máy tính thông qua hệ thống đồ họa như hình ảnh, chữ viết… |
Khả năng thực hiện nhiệm vụ | Khó thực hiện những hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn cao. | Dễ dàng thực hiện những hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn. |
Độ chính xác | Cao. | Thấp. |
Độ linh hoạt | Thấp. | Cao. |
Mức độ tiêu thụ bộ nhớ | Thấp. | Cao. |
Khả năng thay đổi | Không thể thay đổi. | Có thể thay đổi. |
Tốc độ | Nhanh. | Chậm. |
Thiết bị được sử dụng | Bàn phím. | Chuột và bàn phím. |
Khả năng tích hợp và mở rộng | Có khả năng cải tiến. | Bị ràng buộc. |
Thông qua bảng trên, ta có thể tóm gọn lại những yếu tố khác biệt chính giữa CLI và GUI như sau:
– CLI giao tiếp người dùng thông qua lệnh còn GUI thông qua hình ảnh.
– CLI yêu cầu người dùng có chuyên môn về lệnh và cú pháp mới có thể thực hiện được. Còn GUI thì đơn giản hơn và thích hợp cho tất cả người dùng.
– CLI chỉ cần dùng bàn phím để hoạt động trong khi GUI cần thêm chuột.
– CLI có độ chính xác cao hơn GUI.
– So với CLI, GUI có độ linh hoạt cao hơn.
– GUI chiếm dụng nhiều không gian hệ thống hơn CLI.
– Giao diện của CLI không thể thay đổi nhưng GUI thì có thể.
– Tốc độ của CLI nhanh hơn GUI.
Giữa CLI và GUI có sự khác biệt nhất định và phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà sử dụng chúng. Trong đó, GUI cung cấp khả năng đa nhiệm và hiệu quả hơn còn CLI thì cung cấp khả năng thay đổi, độ chính xác cao hơn.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về sự khác biệt giữa CLI và GUI. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết
Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...
Th12