CPU và GPU là hai linh kiện điện tử quan trọng trong máy tính. Nếu CPU đóng vai trò như “bộ não” điều khiển mọi hoạt động của máy tính thì GPU cũng có vai trò quan trọng không kém trong máy tính. GPU đảm nhiệm tăng tốc và xử lý đồ họa cho CPU.
Tuy nhiên, rất nhiều người dùng vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy CPU là gì? GPU là gì? So sánh giữa CPU và GPU. CPU và GPU cái nào quan trọng hơn? Hãy cùng Học viện iT.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
CPU là gì?
CPU hay còn được gọi là bộ xử lý trung tâm. Nó có nhiệm vụ tính toán, xử lý và đưa ra lệnh điều khiển dựa trên mọi thông tin, thao tác, dữ liệu của mọi hoạt động trên máy tính.
GPU là gì?
GPU hay còn được gọi là bộ xử lý đồ họa. Như cái tên của GPU, nó chịu trách nhiệm về các tác vụ liên quan đến đồ họa. Trong đó, nó có vai trò giải quyết các bài toán hình học nhằm xử lý đồ họa 3D bằng lượng lớn dữ liệu song song.
So sánh giữa CPU và GPU
Về cơ bản, thoạt nhìn CPU và GPU khá giống nhau nên nhiều người dùng thường nhầm lẫn giữa chúng. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa CPU và GPU dưới đây để phân biệt giữa CPU và GPU nhé.
Điểm giống nhau giữa CPU và GPU
Điểm giống nhau đầu tiên giữa CPU và GPU là chúng cùng được cấu thành từ hàng trăm triệu bóng bán dẫn nên có khả năng xử lý được hàng nghìn hoạt động mỗi giây.
Một điểm giống nhau nữa là CPU và GPU đều tiếp nhận thông tin dưới dạng mã nhị phân (Mã gồm các số 0 và 1).
Cuối cùng là GPU và CPU đều được giao nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý dữ liệu, yêu cầu của hệ thống một cách nhanh nhất có thể.
Điểm khác nhau giữa CPU và GPU
Rất rõ ràng, CPU và GPU khác hẳn nhau về chức năng và vai trò trong máy tính. CPU điều khiển mọi hoạt động trong máy tính còn GPU được sử dụng với mục đích chính là hiển thị đồ họa và thực hiện các tác vụ tính toán cụ thể. Ta cũng có thể hiểu GPU như một loại CPU chuyên dụng, sử dụng cho một mục đích duy nhất.
Một điểm khác biệt nữa giữa CPU và GPU đó là GPU có xung nhịp chậm hơn CPU. Thế nhưng, tuy GPU chậm hơn nhưng nó vẫn đặc biệt hiệu quả trong các hoạt động toán học cơ bản cần thiết. Trong đó, hiển thị video hay thực hiện các thao tác toán học đơn giản lặp đi lặp lại là điểm mạnh của GPU. Chính nhờ điều này mà GPU có khả năng hiển thị đồ họa 3D phức tạp theo yêu cầu.
So với GPU, CPU có độ linh hoạt lớn hơn. CPU có thể thực hiện hàng loạt những tác vụ khác nhau nhờ sở hữu một hệ thống tập lệnh cực lớn.
Ngoài ra, CPU có thể chạy ở xung nhịp tối đa cao hơn GPU và có khả năng quản lý đầu vào và đầu ra của tất cả các thành phần của máy tính. Còn GPU cũng có những tác dụng phi đồ họa “đào” bitcoin hoặc bẻ khóa mật khẩu…
Tóm lại, GPU chỉ chịu một phần nhỏ trong hệ thống những nhiệm vụ mà CPU cần thực hiện nhưng chuyên biệt hơn.
CPU và GPU cái nào quan trọng hơn?
Nhìn chung, so với GPU thì CPU đóng vai trò quan trọng hơn. Bởi hầu hết các tác vụ trong máy tính đều cần đến CPU bao gồm các công việc như chạy hệ điều hành, chạy các chương trình, trình duyệt web,… Một điều nữa khẳng định tầm quan trọng của CPU đó là mọi máy tính nếu muốn hoạt động đều cần CPU.
Mặc dù vậy, GPU vẫn giữ một vai trò quan trọng trong máy tính. Nó thường được sử dụng như một phần của trò chơi hoặc kết xuất hình ảnh, video trên màn hình. Với một card đồ họa mạnh mẽ, bạn sẽ cảm nhận được một trải nghiệm mượt mà và hiệu suất tốt hơn trên một trò chơi điện tử.
Kết luận
Nếu muốn máy tính hoạt động hiệu quả và trơn tru nhất, chúng ta cần cả hai linh kiện CPU và GPU “Phối hợp nhịp nhàng” với nhau.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về so sánh giữa CPU và GPU. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết
Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...
Th12