Zalo
Facebook

Phải làm sao khi Network Discovery không hoạt động trên Windows 10?

Nhờ có Network Discovery, bạn có thể chia sẻ các tập tin và dữ liệu giữa các máy tính đơn giản hơn trong cùng một hệ thống mạng. Thế nhưng, Network Discovery không hoạt động trên Windows 10? Bạn không biết cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Phải làm sao khi Network Discovery không hoạt động trên Windows 10?
Phải làm sao khi Network Discovery không hoạt động trên Windows 10?

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách bấm đầu dây mạng tại nhà không cần kìm

Cách 1: Khởi động lại máy tính

Công việc đầu tiên bạn cần làm khi máy tính gặp phải tình trạng Network Discovery không hoạt động trên Windows 10 đó là khởi động lại máy tính. Sau khi làm cách này mà máy tính của bạn vẫn xuất hiện lỗi thì hãy thực hiện tiếp theo các phương pháp được chia sẻ ở bên dưới.

 

Cách 2: Sử dụng trình khắc phục sự cố trên Windows

Để sử dụng trình khắc phục sự cố trên Windows, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn Windows + I rồi chọn Update & Security.

Bước 2: Bạn chuyển xuống phần Troubleshoot rồi nhấn vào Additional troubleshooters.

Chuyển xuống phần Troubleshoot rồi nhấn vào Additional troubleshooters
Chuyển xuống phần Troubleshoot rồi nhấn vào Additional troubleshooters

Bước 3: Sau đó, bạn chọn vào Network adapter trong mục Find and fix other problems rồi nhấn Run the troubleshooter.

Nhấn Run the troubleshooter trong Network adapter
Nhấn Run the troubleshooter trong Network adapter

Bước 4: Bây giờ, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống để tìm kiếm và sửa lỗi khi phát hiện.

Bước 5: Bạn cũng nên thực hiện tương tự như trên đối với Shared Folders trong mục Find and fix other problems.

 

Cách 3: Cập nhật driver

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào Device Manager bằng cách tìm kiếm trong menu Start.

Bước 2: Tại đây, bạn tìm kiếm mục Network adapters và nhấn vào dấu mũi tên để mở rộng mục.

Bước 3: Sau đó, bạn kích chuột phải vào tên mạng và chọn Update driver.

 

Cách 4: Bật tính năng Network Discovery

Bạn có thể tham khảo bài viết: “Cách bật/tắt Network Discovery trên Windows” để biết chi tiết cách thực hiện.

 

Cách 5: Chuyển Network profile về Private

Nếu bạn muốn chia sẻ file thì bạn cần chuyển Network profile về Private. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn Windows + I rồi chọn Network & Internet.

Bước 2: Nhấn vào Properties của mạng và chuyển mục Network profile sang Private.

Nhấn vào Properties của mạng
Nhấn vào Properties của mạng

Cách 6: Thiết lập lại cài đặt

Bạn có thể thiết lập lại các cài đặt chia sẻ như sau:

Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn Windows + I rồi chọn Network & Internet.

Bước 2: Chuyển xuống phần Wi-Fi rồi nhấn vào Change advanced sharing settings ở phía bên phải.

Nhấn vào Change advanced sharing settings
Nhấn vào Change advanced sharing settings

Bước 3: Trong phần Private, bạn nhấn vào dấu mũi tên để mở rộng mục. 

Bước 4: Tại đây, bạn tích vào tùy chọn Turn on network discovery, Turn on automatic setup of network connected devicesTurn on file and printer sharing trong cả 2 mục.

Tích vào tùy chọn Turn on network discovery, Turn on automatic setup of network connected devices và Turn on file and printer sharing trong cả 2 mục
Tích vào tùy chọn Turn on network discovery, Turn on automatic setup of network connected devices và Turn on file and printer sharing trong cả 2 mục

Bước 5: Cuối cùng, bạn nhấn Save changes để xác nhận thay đổi.

 

Cách 7: Reset lại mạng

Bạn có thể thực hiện reset lại mạng nhanh chóng bằng cách tìm kiếm “Network Reset” trong menu Start và chọn vào kết quả chính xác nhất là xong.

 

Cách 8: Kiểm tra Services

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhập từ khóa “services” trong menu Start. Tại kết quả hiện ra, bạn kích chuột phải vào Services và chọn Run as administrator.

Bước 2: Trong cửa sổ mới hiện lên, tìm kiếm và kích đúp vào DNS Client.

Tìm kiếm và kích đúp vào DNS Client
Tìm kiếm và kích đúp vào DNS Client

Bước 3: Bạn kiểm tra phần Services status có đang ở trạng thái Running hay không. Nếu không thì bạn cần chạy nó bằng cách nhấn vào Start ngay bên dưới.

Bước 4: Sau đó, bạn kiểm tra đến Startup type. Nếu nó không phải là Automatic thì bạn hãy chuyển nó về chế độ này.

Bước 5: Bạn thực hiện tương tự từ Bước 2 đến Bước 4 đối với các dịch vụ Function Discovery Resource Publication, Function Discovery Provider Host, UPnP Device Host và SSDP Discovery.

 

Cách 9: Kiểm tra Windows Firewall

Có khả năng Windows Firewall đã chặn tính năng Network Discovery khiến nó không thể hoạt động. Các bước kiểm tra như sau:

Bước 1: Mở Control Panel bằng cách tìm kiếm trong menu Start.

Bước 2: Chọn vào System and Security và chọn tiếp Windows Defender Firewall.

Bước 3: Nhấn vào Allow an app or feature through Windows Defender Firewall ở phía bên trái cửa sổ.

Nhấn vào Allow an app or feature through Windows Defender Firewall
Nhấn vào Allow an app or feature through Windows Defender Firewall

Bước 4: Tiếp đến, bạn nhấn vào Change Settings.

Bước 5: Trong mục Allowed apps and features, bạn tìm đến Network Discovery và tích chọn ở cột Private.

Tìm đến Network Discovery và tích chọn ở cột Private
Tìm đến Network Discovery và tích chọn ở cột Private

Bước 6: Cuối cùng, bạn nhấn OK để lưu lại thay đổi là xong.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về cách sửa lỗi khi Network Discovery không hoạt động trên Windows 10. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...

Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết

Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...