Zalo
Facebook

GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN TRÊN MAINBOARD LAPTOP VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÓ

Khi học sửa chữa bất cứ thiết bị điện tử nào về phần cứng thì ta đều bắt đầu học từ việc nắm rõ sơ đồ khối cũng như các linh kiện trên mainboard – bộ phận quan trọng nhất trong bất cứ thiết bị điện tử thông minh nào. Vì vậy hôm nay HocvieniT.vn sẽ cung cấp cho bạn thông tin về chức năng các linh kiện trên mainboard laptop cũng như sơ đồ khối mainboard laptop.

Giới thiệu các linh kiện trên Mainboard Laptop và chức năng của nó
Giới thiệu các linh kiện trên Mainboard Laptop và chức năng của nó

Nếu nói CPU là một bộ não thì mainboard chính là nơi chứa bộ não đó. Mainboard hay bo mạch chủ là nơi để các phần cứng liên kết với nhau để có thể hoạt động.

Thực ra thiết kế bên trong mainboard không quá phức tạp, hầu hết cấu trúc mainboard các hãng như Dell, HP, Sony, Asus, Acer… đều giống nhau vì vậy tôi sẽ không nói chi tiết về từng hãng nữa mà sẽ gộp vào nói chung trong một bài về cấu trúc cũng như chức năng các linh kiện bên trong mainboard.

Những thành phần của mainboard và chức năng của nó

 

Chip cầu bắc

Chip cầu bắc là IC quan trọng nhất trên mainboard, nó quyết định độ mạnh và giá thành của main. Các chức năng quan trọng của chip cầu bắc:

– Điều khiển CPU

– Điều khiển bộ nhớ RAM

– Điều khiển video card

– Trao đổi dữ liệu với chip cầu nam

Chip cầu Bắc và Chip cầu Nam
Chip cầu Bắc và Chip cầu Nam

Mỗi loại chip cầu Bắc chỉ hỗ trợ 2 loại CPU, 2 loại RAM, 2 loại Video card, vì vậy nếu bạn sử dụng loại CPU, RAM hay Video card mà chip cầu Bắc không hỗ trợ thì máy tính không thể hoạt động được.

 

Chip cầu nam

Chip cầu nam hay còn gọi là I/O Controller, nó quyết định tốc độ nhanh chậm của mainboard trong chipset. Chip cầu nam không được kết nối trực tiếp với CPU mà được kết nối thông qua chíp cầu Bắc.

Nói một cách dễ hiểu, chip cầu nam có chức năng liên lạc với các thiết bị có tốc độ chậm hơn. Một chip cầu nam thường có thể làm việc với vài loại chip cầu bắc khác nhau

Để hiểu rõ hơn về 2 loại chipset: chip cầu nam và chip cầu bắc bạn có thể tham khảo thêm giáo trình “Chipset là gì?

 

CPU

CPU là viết tắt của Central Processing Unit, như đã nói ở trên CPU là bộ não của máy tính laptop. Nhiệm vụ của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. Có nhiều loại CPU với các kiểu dáng khác nhau. Kiểu đơn giản và thường gặp nhất là CPU là một con chip với  vài chục chân.

CPU
CPU

Một đặc điểm không thể bỏ qua của CPU là tốc độ xử lý của CPU. Tốc độ của CPU cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của máy tính.  Hiện nay, có nhiều công nghệ nhằm làm tăng tốc độ CPU như: Công nghệ Core 2 Duo.

Những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ của CPU:

– Tần số đồng hồ làm việc của nó (MHz, GHz). Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh

– Bộ nhớ đệm.

Ví dụ: Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 với mỗi core từng cache L2 riêng biệt.

 

RAM

Đây không còn là một thuật ngữ xa lạ nữa đặc biệt với “dân” sửa chữa laptop. Tại SUACHUALAPTOP24h.com thường nhận được các yêu cầu của khách hàng về việc nâng cấp RAM laptop để giúp máy tính chạy nhanh hơn. Tại sao vậy?

RAM
RAM

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ chính hay bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc điểm: thời gian thực hiện thao tác đọc và nghi dữ liệu đối với mỗi ô nhớ là ngang nhau.

RAM trong máy tính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ các công việc nhỏ nhất cần sử dụng đến máy tính như mở excel, lướt web, chạy chương trình, chơi game… hay bất cứ hoạt động nào đều có liên quan đến bộ nhớ này. Nó quy định tốc độ chạy của máy tính. Bộ nhớ của nó càng lớn thì đồng nghĩa với máy tính sẽ chạy nhanh và mượt hơn. Cho nên, nếu muốn máy tính của bạn chạy chậm hoặc đứng máy thì việc suy nghĩ nâng cấp RAM sẽ là lựa chọn hoàn hảo và hiệu quả nhất để cải thiện.

Hiện nay trên thị trường công nghệ có 4 loại RAM là RAM DDR, DDR2, DDR3 và RAM DDR4.

Khi nói về RAM bạn cần quan tâm tới những điều sau đây:

  1. Nâng cấp RAM
  2. Độ Bus
  3. Phân loại RAM laptop và cách chọn RAM laptop

Theo dõi bài viết “RAM là gì? kiến  thức cơ bản về RAM laptop” để nắm rõ thông tin chi tiết.

 

SIO

Bạn có thể quan sát thấy trên main laptop có hình vuông, bốn cạnh có hàng chân rết, trên lưng ghi hãng sản xuất như: ITE, NUVOTON, SMSC, WINBOND.

Linh kiện này có chức năng kích nguồn, tắt nguồn. Bên cạnh đó I/O còn giữ chức năng quản lý các bộ nguồn, quản lý bàn phím, chuột cảm ứng…

Một số lỗi thường gặp trên I/O là laptop không kích được nguồn, kích nguồn xong rồi lại sụp, reset máy liên tục, laptop không nhận bàn phím, máy tính xách tay không nhận chuột…

 

BIOS

Là hệ thống nhập xuất cơ bản, có vai trò rất quan trọng trong màn hình laptop. Một máy tính có thể thiếu ổ cứng, ổ DVD, chuột… nhưng không thể thiếu BIOS. Thiếu BIOS đồng nghĩa với việc máy tính bạn “chết”.

BIOS
BIOS

Cách nhận dạng BIOS: BIOS thông thường sẽ được đặt gần con I/O. Có 3 dạng chính: đời cũ có hình vuông và 4 hàng chân xung quanh, hình chức nhật và 2 hàng chân 2 bên và dạng giống con feet với 8 chân nhưng chiều ngang lớn hơn con feet một chút.

Đối với các kỹ thuật viên sửa chữa laptop thường nhận được các yêu cầu về:

– Truy cập BIOS trên các dòng máy tính khác nhau

– Cách nạp BIOS

– Nâng cấp BIOS

– Phá mật khẩu BIOS

 

IC tạo xung clock

IC tạo xung clock có nhiệm vụ tạo xung đếm, xung clock cho từng bộ phận trên laptop và giữ nhiệm vụ hoạt động của từng bộ phận.

IC tạo xung có 2 hàng chân rết luôn đi kèm cùng thạch anh 14.3 MHz vì vậy để xác định vị trí IC tạo xung clock bạn chỉ cần tìm được con thạch anh 14.3 MHz.

 

IC nguồn

Như tên của nó, nó có nhiệm vụ tạo ra và quản lý nguồn, kết nối với chân G của cặp feet và điểm nối giữa 2 con feet hoặc đường dây để lấy đường hồi tiếp.

IC nguồn
IC nguồn

IC âm thanh

Được đặt bên cạnh thạch anh 24.5MHz điều khiển chức năng thu phát âm thanh kết nối trực tiếp với chip nam, ngoài ra còn kết nối với IC khuếch đại âm thanh

 

IC LAN

IC LAN hay IC điều khiển mạng thường đi chung với thạch anh 25MHz, kết nối trực tiếp với chip nam, chức năng điều khiển thông tin dữ liệu qua mạng LAN và internet.

Sơ đồ khối mainboard laptop:

Sơ đồ khối của Mainboard
Sơ đồ khối của Mainboard

Dưới đây là phân tích sơ đồ khối của một số dòng laptop khác cho bạn tham khảo:

Phân tích sơ đồ khối của một số dòng laptop
Phân tích sơ đồ khối của một số dòng laptop
Phân tích sơ đồ khối một số dòng laptop
Phân tích sơ đồ khối một số dòng laptop

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...

Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết

Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...