Zalo
Facebook

Hướng dẫn sửa lỗi System Interrupts ngốn CPU

Bình thường, System Interrupts chỉ chiếm dụng khoảng 0,1% hoặc 2% CPU. Thế nhưng, nếu System Interrupts sử dụng trên 20% CPU, khiến máy tính bị chậm thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để khắc phục lỗi.

Hướng dẫn sửa lỗi System Interrupts ngốn CPU
Hướng dẫn sửa lỗi System Interrupts ngốn CPU

Xem thêm: 5 cách sửa lỗi CPU bị tụt xung, không chạy CPU ở tốc độ tối đa trên Windows 10/11

System Interrupts là gì?

System Interrupts là một phần của Windows, nó thực hiện giao tiếp giữa phần cứng máy tính và hệ thống. 

Cụ thể, System Interrupts là một trình giữ chỗ (placeholder) tổng hợp được sử dụng để hiển thị tài nguyên hệ thống được sử dụng cho quá trình ngắt phần cứng (hardware interrupt) xảy ra trên máy tính.

Ngắt phần cứng là quá trình giao tiếp giữa phần cứng với CPU. Trong quá trình hoạt động, khi máy nhận lệnh đầu vào từ người dùng yêu cầu sử dụng một phần cứng cần CPU thì nó sẽ gửi một tín hiệu ngắt tới CPU. Lúc này, CPU sẽ dừng bất kỳ tiến trình nào đang làm việc, giải quyết tín hiệu ngắt này và sau đó tiếp tục quy trình trước đó của nó.

Tại sao System interrupts chiếm dụng nhiều CPU?

Nếu System Interrupts chiếm dụng trên 20% CPU thì có nghĩa là một phần cứng hoặc driver liên quan đến nó không hoạt động hoặc hoạt động không đúng. Khi đó, bạn cần khắc phục lỗi phần cứng.

Cách sửa lỗi System Interrupts 100 CPU

1. Khởi động lại máy tính

Điều đầu tiên trước khi thực hiện các biện pháp khắc phục lỗi bên dưới đó là khởi động lại máy tính. Và biết đâu may mắn, bạn có thể sửa được lỗi System ngốn CPU đấy.

2. Cập nhật Windows

Cách cập nhật Windows rất đơn giản. Bạn chỉ cần: Settings > Update & Security > Check for updates

Cập nhật Windows
Cập nhật Windows

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra các driver không do Windows Update quản lý để cập nhật.

3. Kiểm tra các thiết bị ngoại vi

Để xác định chính xác thiết bị ngoại vi (Ví dụ như bàn phím, chuột, webcam và tai nghe,…) gây ra lỗi System Interrupts 100 CPU Windows 10, bạn có thể ngắt lần lượt các thiết bị và kiểm tra xem System Interrupts trong Task Manager có hạ xuống hay không. Nếu có thì đó chính là thiết bị gây ra lỗi.

4. Kiểm tra các thiết bị bên trong

Tương tự như phương pháp loại trừ các thiết bị ngoại vi nhưng khó hơn. Bạn có thể lần lượt ngắt kết nối các thiết bị bên trong máy tính tại cửa sổ Device Manager để tìm ra vấn đề. Bạn cần tập trung vào các thiết bị như bộ điều hợp mạng, card âm thanh và các card bổ sung khác. Đây là những thiết bị có khả năng cao gây ra vấn đề.

Cửa sổ Device Manager
Cửa sổ Device Manager

Lưu ý: Tránh vô hiệu hóa các thiết bị quan trọng trong việc vận hành hệ thống như ổ đĩa hoặc bộ chuyển đổi hiển thị. Ngoài ra, không vô hiệu hóa bất cứ thứ gì được liệt kê trong danh mục Computer, Processors hoặc System Device.

Thêm vào đó, bạn có thể kiểm tra ổ cứng bằng công cụ Check Disk có sẵn trong Windows. Và bạn cũng nên kiểm tra nguồn cấp điện cho máy tính.

Xem thêm: 4 cách kiểm tra sức khỏe ổ cứng trên windows hiệu quả nhất

Đối với nguyên nhân lỗi do các thiết bị phần cứng thì bạn có thể cập nhật driver của thiết bị để khắc phục. Hoặc bạn cũng có thể tiến hành thay thế thiết bị đó.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về cách sửa lỗi System Interrupts ngốn CPU. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

Bài viết liên quan

Cách kiểm tra iPhone đã qua sửa chữa hay chưa nhanh nhất

Nếu muốn trở thành kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại thì bạn sẽ cần...

Tìm hiểu chi tiết về cổng AV 3.5mm trên máy tính

Trên máy tính, laptop luôn được thiết kế sẵn các cổng AV (Audio Video). Tuy...

Điện trở công suất là gì? Các loại điện trở công suất

Điện trở công suất là linh kiện quan trọng trong các ứng dụng điện tử...

Mạch ổn áp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp

Mạch ổn áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn điện hoạt...

Mạch lọc nguồn một chiều: Khái niệm, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và ứng dụng

Mạch lọc nguồn một chiều đóng vai trò quan trọng trong máy tính. Nó giúp...

Tìm hiểu chi tiết về mạch đèn LED USB cho máy tính

Mạch đèn LED USB có thể được sử dụng để làm nguồn sáng khi mất...