Zalo
Facebook

Hệ điều hành là gì? Tất tần tật về hệ điều hành 

Chắc hẳn chúng ta đã không còn xa lạ với cụm từ “Hệ điều hành” rồi đúng không nào? Vậy bạn đã biết hệ điều hành là gì chưa? Nó có chức năng gì trong hệ thống máy tính? Hãy cùng Học viện iT.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Hệ điều hành là gì? Tất tần tật về hệ điều hành 
Hệ điều hành là gì? Tất tần tật về hệ điều hành

Bạn có biết rằng để vận hành cũng như sử dụng các thiết bị như điện thoại, máy tính PC hay laptop… đều cần phải có hệ điều hành. Hiện tại, có rất nhiều hệ điều hành khác nhau được sử dụng. Học viện iT.vn sẽ chia sẻ tới các bạn ngay sau đây. 

 

Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành hay còn có tên gọi Tiếng Anh là Operating System (Được viết tắt là OS). Đây là một khái niệm dùng để chỉ phần mềm hệ thống có vai trò quản trị toàn bộ phần cứng và phần mềm trong máy tính đồng thời cung cấp dịch vụ chung cho các chương trình trong máy tính. Nhờ có hệ điều hành, người dùng có thể giao tiếp, điều hành và quản lý cả phần cứng và phần mềm trong máy tính. 

Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành là gì?

Tất cả các chương trình hoạt động trong máy tính đều cần truy cập vào CPU, RAM và các bộ phận phần cứng liên quan. Và hệ điều hành sẽ điều phối tất cả những hoạt động đó để đảm bảo rằng mỗi chương trình thực hiện đúng chức năng của nó.

 

Hệ điều hành có chức năng gì?

Hệ điều hành có 3 chức năng chủ yếu đó là:

– Cung cấp giao diện người dùng thông qua CLI hoặc GUI.

– Khởi chạy và quản lý hoạt động của ứng dụng.

– Xác định và hiển thị các tài nguyên phần cứng của hệ thống cho các ứng dụng đó thông qua một API được tiêu chuẩn hóa.

 

Giao diện người dùng

Mọi hệ điều hành đều yêu cầu giao diện người dùng, cho phép người dùng có thể tương tác với hệ điều hành. Nhờ đó, người dùng có khả năng thiết lập, cấu hình và thậm chí khắc phục sự cố hệ điều hành và phần cứng cơ bản của nó. 

Có hai loại giao diện người dùng chính có sẵn: CLI và GUI. Trong đó:

– CLI: Giao diện dòng lệnh cho phép người dùng giao tiếp với hệ thống thông qua các lệnh.

– GUI: Giao diện người dùng đồ họa cho phép người dùng tương tác với hệ thống bằng cách sử dụng đồ họa bao gồm hình ảnh, biểu tượng,…

 

Quản lý ứng dụng

Một hệ điều hành xử lý việc khởi chạy và quản lý mọi ứng dụng. Điều này thường hỗ trợ một loạt các hoạt động bao gồm:

– Phân bổ thời gian cho nhiều quy trình hoặc các luồng, thực hiện quản lý hoạt động của CPU cho các tác vụ khác nhau.

– Xử lý các gián đoạn mà ứng dụng, đảm bảo có đủ bộ nhớ để thực thi ứng dụng và dữ liệu tương ứng của nó mà không can thiệp vào các quy trình khác.

– Thực hiện xử lý lỗi, có thể xóa các quy trình của ứng dụng và thực hiện quản lý bộ nhớ mà không làm gián đoạn các ứng dụng khác hoặc hệ điều hành.

Hệ điều hành cũng có thể hỗ trợ các API cho phép các ứng dụng sử dụng các chức năng của hệ điều hành và phần cứng mà không cần biết bất cứ điều gì về hệ điều hành hay trạng thái của phần cứng. Ví dụ, một API Windows có thể cho phép một chương trình lấy đầu vào từ bàn phím hoặc chuột để tạo các phần tử GUI.

Ngoài ra, hệ điều hành có thể thực hiện các nhiệm vụ sau cho các ứng dụng:

– Trong một hệ điều hành đa nhiệm, nơi nhiều chương trình có thể chạy cùng một lúc, hệ điều hành sẽ xác định ứng dụng nào sẽ chạy đầu tiên và lượng thời gian cần cho phép cho mỗi ứng dụng trước khi cho ứng dụng khác chạy tiếp nối.

– Nó xử lý Đầu vào/Đầu ra (I/O) từ các thiết bị phần cứng kèm theo chẳng hạn như ổ cứng, máy in…

– Nó gửi thông báo đến từng ứng dụng hoặc người dùng tương tác hay nhà điều hành hệ thống về trạng thái hoạt động và bất kỳ lỗi nào có thể đã xảy ra.

– Nó có thể giảm tải việc quản lý các công việc hàng loạt cho các ứng dụng.

– Trên máy tính có thể cung cấp quá trình xử lý song song và hệ điều hành quản lý cách phân chia chương trình để nó có thể chạy trên nhiều bộ xử lý cùng một lúc.

 

Quản lý thiết bị

Hệ điều hành chịu trách nhiệm xác định, cấu hình và cung cấp cho các ứng dụng quyền truy cập chung vào các thiết bị phần cứng máy tính. Khi hệ điều hành nhận dạng và xác định phần cứng, hệ điều hành sẽ cài đặt driver tương ứng cho phép nó và các ứng dụng sử dụng thiết bị.

Hệ điều hành xác định và cấu hình các thiết bị và dịch vụ. Nó thường ghi lại chúng trong một cấu trúc tiêu chuẩn hóa, chẳng hạn như Windows Registry. Các nhà sản xuất thiết bị thường xuyên vá, cập nhật driver và hệ điều hành sẽ tải chúng để đảm bảo hiệu suất và bảo mật thiết bị tốt nhất. Khi thiết bị được thay thế, hệ điều hành cũng cài đặt và cấu hình driver mới.

 

Có những hệ điều hành nào phổ biến hiện nay?

Hiện nay, có rất nhiều hệ điều hành khác nhau được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.

 

Hệ điều hành dành cho máy tính

Các hệ điều hành dành cho máy tính phổ biến hiện nay bao gồm Windows, MacOS, Linux.

Hệ điều hành Windows

Windows là hệ điều hành được Microsoft phát triển. Với giao diện đơn giản, nó hiện đang là hệ điều hành máy tính được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Hệ điều hành Windows
Hệ điều hành Windows

Được phát hành chính thức vào năm 1985, đến nay hệ điều hành Windows đã có rất nhiều phiên bản như: Hệ điều hành DOS (Hình thức sơ khai nhất của Windows), Windows 1.0, Windows 2.0, Windows 3.0, Windows 3.1, Windows For Workgroup, Windows NT, Windows 95, Windows 98, Windows Me, Windows 2000, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8/8.1, Windows 10. 

Hệ điều hành MacOS

Hệ điều hành MacOS hay trước đây được gọi là Mac OS X và sau là OS X. Đây là hệ điều hành được phát triển và phân phối độc quyền bởi Apple.

Hệ điều hành MacOS
Hệ điều hành MacOS

Trong thời gian gần đây, các phiên bản MacOS bao gồm: Sierra ra mắt năm 2016, High Sierra ra mắt năm 2017, Mojave ra mắt 2018, Catalina ra mắt năm 2019 và Big Sur ra mắt năm 2020.

Hệ điều hành Linux

Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là người dùng có thể sửa đổi hệ điều hành theo ý muốn. Đặc biệt là nó hoàn toàn miễn phí.

Hệ điều hành Linux
Hệ điều hành Linux

Hiện nay, có một số bản Linux phổ biến và được sử dụng nhiều như: Ubuntu, Linux Mint, Debian, Fedora, CentOS/Red Hat Enterprise Linux, OpenSUSE/SUSE Linux Enterprise, Mageia/Mandriva, Slackware Linux, Puppy Linux…

 

Hệ điều hành dành cho điện thoại

Hệ điều hành dành cho di động thường không có đầy đủ tính năng như hệ điều hành dành cho PC, laptop và chúng không thể chạy tất cả phần mềm cùng lúc. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm nhiều việc như xem phim, lướt Web, chơi trò chơi…

Hệ điều hành Android

Hệ điều hành Android là một hệ điều hành được xây dựng dựa trên nền tảng Linux. Nó được thiết kế cho điện thoại di động và máy tính bảng. Tính đến năm 2020, Android là hệ điều hành phổ biến nhất được sử dụng trên các thiết bị di động, với 74,3% thị phần toàn cầu. IOS của Apple đứng thứ hai với 24,8%.

Hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android

Các phiên bản của hệ điều hành Android bao gồm Android 1.0, Android 1.5 (Cupcake), Android 1.6 (Donut), Android 2.0 (Eclair), Android 2.2 (Froyo), Android 2.3 (Gingerbread), Android 3.0 đến 3.2 (Honeycomb), Android 4.0 (Ice Cream Sandwich), Android 4.1 đến 4.3 (Jelly Bean), Android 4.4 (KitKat), Android 5.0 (Lollipop), Android 6.0 (Marshmallow), Android 7.0 và 7.1 (Nougat), Android 8.0 và 8.1 (Oreo), Android 9.0 (Pie), Android 10 (Android Q), Android 11 (Android R) và Android 12.

Hệ điều hành iOS

iOS (Hay trước đây được gọi là iPhone OS) là hệ điều hành trên các thiết bị di động được phát triển bởi Apple. Đây là hệ điều hành chạy trên các sản phẩm iPhone, iPad, và iPod Touch và cũng là hệ điều hành phổ biến thứ 2 trên toàn cầu, sau Android của Google. Hiện tại, phiên bản mới nhất của hệ điều hành iOS là iOS 14.5.1.

Hệ điều hành iOS
Hệ điều hành iOS

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về hệ điều hành. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Bộ đồ nghề sửa điện thoại – Vật bất ly thân của thợ sửa chuyên nghiệp

Nếu bạn trở thành kỹ thuật viên sửa điện thoại chuyên nghiệp thì một bộ...

Cách kích nguồn trên mainboard an toàn và hiệu quả

Kích nguồn trên mainboard là một kỹ năng cơ bản mà kỹ thuật viên sửa...

Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện là gì? Điện trở cách điện và ứng dụng

Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện là những khái niệm cơ bản trong...

Cách khắc phục iPad bị treo táo không lên nguồn

Treo máy hay treo logo là một trong những hiện tượng mà bạn có thể...

Triac là gì? Nguyên lý hoạt động và cách đo Triac

Triac là gì? Triac là một linh kiện bán dẫn có khả năng dẫn dòng...

Sửa lỗi cảnh báo phát hiện chất lỏng trong đầu nối Lightning trên iPhone

Khi cắm sạc iPhone bạn nhận được thông báo “Phát hiện chất lỏng trong đầu...