Hầu hết các sự cố liên quan đến máy tính đều có nguyên nhân đến từ Hardware driver. Vậy Hardware driver là gì? Tại sao nó gây ra nhiều lỗi như vậy? Chúng ta hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Hardware driver là gì?
Hardware driver hay còn gọi tắt là driver, đây được coi là “cầu nối” giữa phần mềm và phần cứng của máy tính. Nói cách khác, nếu hệ điều hành muốn “giao tiếp” với các bộ phận phần cứng thì phải thông qua hardware driver.
Về cơ bản, máy tính cấu tạo bởi hai thành phần chính là phần mềm và phần cứng. Phần mềm chính là hệ điều hành của bạn, bao gồm cả chương trình và các ứng dụng bạn đã cài đặt trên nó. Còn các linh kiện vật lý như bo mạch chủ (MainBoard), RAM, chuột, bàn phím… được kết nối với máy tính tạo nên phần cứng.
Nếu không có sự trợ giúp của driver thì phần mềm sẽ không thể “nói chuyện” được với phần cứng và ngược lại phần cứng cũng không thể “trao đổi” thông tin tới phần mềm.
Một ví dụ đơn giản về hardware driver: Hãy tưởng tượng rằng hệ điều hành của bạn nói bằng Tiếng Anh, trong khi đó phần cứng của bạn lại nói bằng Tiếng Việt. Lúc này, bạn cần Hardware driver để phiên dịch từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và ngược lại.
Ngoài ra, hệ điều hành của bạn đôi khi còn sử dụng cùng lúc nhiều driver cho một thiết bị hoặc truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác. Để hiểu rõ ràng phần này, chúng ta hãy cùng trở lại ví dụ trên: hệ điều hành của bạn nói bằng Tiếng Anh còn phần cứng nói bằng Tiếng Việt, thế nhưng thật không may hardware driver đầu tiên lại chỉ có thể phiên dịch được Tiếng Anh và Tiếng Nhật. Khi đó, bạn cần đến hardware driver thứ hai – “người” có thể phiên dịch từ Tiếng Nhật sang Tiếng Việt. Như vậy, quá trình giao tiếp sẽ thành công.
Tại sao hardware driver gây ra nhiều lỗi cho hệ thống?
Để các bộ phận trong máy tính hoạt động hiệu quả, sự tương tác giữa phần mềm và phần cứng phải thật nhịp nhàng và chặt chẽ với nhau. Và đây cũng là lý do khiến hardware driver gây ra nhiều lỗi cho hệ thống bởi chỉ cần hardware driver không hoàn hảo hay phần cứng hoặc phần mềm liên quan có vấn đề thì mọi quy trình đều bị phá vỡ.
Phải làm gì khi bạn nghi ngờ nguyên nhân gây ra lỗi hệ thống là do hardware driver?
Như đã nói ở trên, lỗi hệ thống có thể do hardware driver mà cũng có thể do lỗi phần cứng hoặc phần mềm liên quan. Vậy vì lý do gì mà bạn nghì ngờ rằng nguyên nhân gây ra lỗi hệ thống là do hardware driver?
Trong trường hợp khi bạn một phần mềm đã “lỗi thời” gửi cho bạn một thông báo cập nhật thì HOCVIENiT.vn khuyên bạn không nên cập nhật cho phần mềm đó bởi điều đó đem lại nhiều hại hơn lợi. Trên thực tế, bạn có thể gỡ cài đặt cập nhật driver để giải quyết vấn đề trên.
Mặc dù vậy, nếu bạn đang thấy máy tính hoạt động tốt và không có bất cứ vấn đề với phần cứng nào thì tốt hơn hết là bạn nên để nguyên mọi thứ để tránh xảy ra các sự cố không cần thiết.
Còn trong trường hợp bạn thấy BSOD (Màn hình xanh chết chóc) liệt kê thông báo lỗi về hardware driver thì có lẽ hardware của bạn là nguyên nhân gây ra lỗi. Khi đó, cách hiệu quả nhất để khắc phục lỗi là cập nhật driver thông qua Windows Update hoặc trang web của nhà sản xuất.
Đối với hầu hết laptop, PC, driver hoạt động ở chế độ nền nên bạn ít khi chú ý đến sự hiện diện của chúng. Không may thay, tất cả mọi thứ làm cho driver hoạt động tốt cũng làm cho chúng trở thành một vấn đề tiềm ẩn.
Nhưng thông thường, bạn không cần phải lo lắng về chúng. Driver không cần cập nhật hoặc Windows sẽ giải quyết cho bạn. Hiểu được những sự thật quan trọng đó sẽ giúp bạn giải quyết được khá nhiều vấn đề và tránh gây ra sai lầm vô ý.
Trên đây là chia sẻ của HOCVIENiT.vn về Hardware driver. Chúc bạn thành công!
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của HOCVIENiT.vn nhé.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết
Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...
Th12