Zalo
Facebook

Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính

Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải biết trong quá trình học sửa máy tính. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng HLV. Trương Văn Ngọc tìm hiểu cơ bản về điện trở và cách đọc điện trở nhé!

Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở - Học sửa máy tính
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính

1. Khái niệm điện trở

Hiểu một cách đơn giản, điện trở là linh kiện điện tử dùng để cản trở dòng điện, ký hiệu là R. Đơn vị đo điện trở là Ohm (Ω).

1MΩ = 1.000KΩ = 1.000.000 Ω

Xem thêm: Điện trở có những tác dụng quan trọng nào?

2. Cách tính điện trở

Điện trở được tính theo công thức:

R = U/I

Trong đó:

R là điện trở (Đơn vị: Ohm).

U là hiệu điện thế (V).

I là cường độ dòng điện (A).

Còn đối với điện trở của dây dẫn, bạn tính theo công thức:

R = ρ.L/S

Trong đó:

R là điện trở (Đơn vị: Ohm).

ρ là điện trở suất phụ thuộc vào chất liệu.

L là chiều dài dây dẫn (m).

S là tiết diện của dây dẫn (m2).

3. Cách xác định hư hỏng của điện trở

Có 2 dạng hư hỏng của điện trở, bao gồm: đứt và tăng trị số.

  • Đứt ngắt mạch dùng đồng hồ đo sẽ bằng ∞.
  • Tăng trị số là sai giá trị thực (số Ohm) của điện trở.

4. Cách xác định giá trị điện trở

Cách đọc điện trở đơn giản và phổ biến nhấn đó là cách đọc điện trở theo vạch màu. Bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn chi tiết qua bài viết: “Hướng dẫn cách đọc điện trở theo vạch màu”.

HOCVIENiT.vn – Tìm hiểu điện trở: Khái niệm, ký hiệu, cách đọc và ứng dụng

5. Cách đo điện trở bằng đồng hồ đo vạn năng

Trong quá trình sửa chữa máy tính, bạn cần sử dụng đồng hồ đo vạn năng để đo điện trở. Các bước thực hiện đo như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chọn thang đo điện trở Ω. Nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 Ohm hoặc x10 Ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1K.Ohm hoặc 10K.Ohm

Bước 2: Que màu đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).

Bước 4: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng số vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.

Bước 5: Đo điện trở, có thể đo lại lần 2 để có được kết quả chính xác nhất

Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.

HOCVIENiT.vn – Hướng dẫn thực hành đo điện trở

Trên đây là chia sẻ cơ bản về điện trở của huấn luyện viên Trương Văn Ngọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!