Zalo
Facebook

Cách chuyển Win bản quyền sang ổ cứng khác không cần cài lại

Việc chuyển Win bản quyền sang ổ cứng khác mới được lắp thêm giúp chiếc máy tính của bạn sở hữu tốc độ xử lý nhanh và mượt mà hơn. Cách này cũng giúp bạn không cần cài lại hệ điều hành hay các phần mềm liên quan khác, hạn chế tối đa lỗi cài Windows không nhận ổ cứng. Vậy cách thực hiện ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

Chuyển Win 10 bản quyền từ HDD sang SSD
Chuyển Win 10 bản quyền từ HDD sang SSD

Nếu đang có ý định trang bị ổ cứng mới cho máy tính hoặc nâng cấp lên SSD thf=ì bài viết dưới đây dành cho bạn. Tham khảo ngay nhé! 

 

Hướng dẫn chuyển Windows sang ổ cứng mới

1. Sử dụng phần mềm Partition Wizard

Phần mềm Partition Wizard đã khá nổi tiếng về tính năng quản lý ổ đĩa máy tính. Dưới đây là hướng dẫn thao tác giúp bạn sử dụng phần mềm này để chuyển Win bản quyền sang ổ cứng khác mà vẫn giữ được bản quyền của máy. 

Bước 1: Chuẩn bị ổ cứng SSD mới, tại Phần mềm Partition Wizard TẠI ĐÂY và 1 box ổ cứng 2.5

Bước 2: Gắn ổ cứng SSD qua box ổ cứng → Gắn vào máy tính qua cổng USB.

Chuẩn bị các công cụ cần thiết rồi gắn ổ cứng SSD qua box vào máy tính qua cổng USB
Chuẩn bị các công cụ cần thiết rồi gắn ổ cứng SSD qua box vào máy tính qua cổng USB

Bước 3: Mở Partition Wizard → chọn Migrate OS to SSD/HD Wizard.

Chọn Migrate OS to SSD/HD Wizard
Chọn Migrate OS to SSD/HD Wizard

Bước 4: Giữa 2 lựa chọn → Click chọn B và bấm Next.

Click chọn B
Click chọn B

Bước 5: Click Disk 2 và tiếp tục Next để chuyển bước.

Click Disk 2 và tiếp tục Next để chuyển bước
Click Disk 2 và tiếp tục Next để chuyển bước

Bước 6: Chọn Fit partitions to entire disk (chỉnh sửa phân vùng bằng phân vùng ổ cứng cũ trên HDD), ở phần này bạn chỉ giữ lại các phân vùng như ổ cứng cũ → Tiếp tục nhấn Next.

Chọn Fit partitions to entire disk và tiếp tục nhấn Next
Chọn Fit partitions to entire disk và tiếp tục nhấn Next

Bước 7: Cửa sổ mới xuất hiện → Click chọn Finish.

Click Finish
Click Finish

Bước 8: Lúc này, phần mềm đã sao chép các phân vùng hệ thống của ổ cứng HDD cũ chứa Windows và các phân vùng cần thiết sang ổ SSD mới → Click Apply → Yes.

Phần mềm đã sao chép các phân vùng cần thiết sang ổ SSD mới
Phần mềm đã sao chép các phân vùng cần thiết sang ổ SSD mới

Bước 9: Cuối cùng chờ phần mềm hoạt động xong là bạn đã copy xong hệ điều hành sang ổ SSD mới mà vẫn giữ nguyên bản quyền của máy.

Hoàn tất các bước
Hoàn tất các bước

Phần mềm Partition Wizard sở hữu giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng, thao tác cũng không quá phức tạp, dễ ghi nhớ nên rất được ưa chuộng trên thị trường. Hy vọng với hướng dẫn trên bạn có thể thao tác và thực hiện thành công.

Xem thêm: Top phần mềm test RAM máy tính, laptop nhanh và chính xác nhất

2. Sử dụng phần mềm Macrium Reflect

Bước 1: Chuẩn bị ổ SSD có dung lượng lớn hơn ổ cứng chứa hệ điều hành Windows trên máy tính (thường là ổ C). Ngoài ra, nếu có dữ liệu quan trọng trong ổ C và SSD cần sao lưu để lưu trữ, tránh trường hợp mất dữ liệu

Bước 2: Tải phần mềm Macrium Reflect TẠI ĐÂY và khởi chạy phần mềm. 

Bạn xác định bên trên là ổ SSD mới, bên dưới là ổ cứng HDD cũ. Tại bên dưới, xác định và click chuột vào ổ cứng chứa Windows → Click chọn Clone this disk.

Chuyển Windows sang ổ cứng mới
Chuyển Windows sang ổ cứng mới

Bước 3: Tại Source → Đánh dấu chọn tất cả các phân vùng bạn muốn chuyển sang SSD. Tại Destination → Click Select a disk to clone to rồi chọn ổ SSD → Next để chuyển bước.

Click Select a disk to clone to rồi chọn ổ SSD
Click Select a disk to clone to rồi chọn ổ SSD

Bước 4: Một cửa sổ mới sẽ xuất hiện → Nhấn Next để tiếp tục.

Next để tiếp tục
Next để tiếp tục

Bước 5: Tại đây sẽ hiển thị tất cả thông tin của ổ cũ và ổ mới. Kiểm tra kỹ xem bạn đã chọn đúng ổ chưa → Click Back để quay lại sửa chữa nếu cần → Sau khi xác nhận chọn Finish.

Kiểm tra lại xem bạn đã chọn đúng ổ chưa rồi click Finish
Kiểm tra lại xem bạn đã chọn đúng ổ chưa rồi click Finish

Phần mềm sẽ chuyển Windows sang ổ SSD mới cho bạn, quá trình này có thể mất khoảng 10 phút tùy thuộc vào tốc độ xử lý của máy tính và ổ đĩa. Tiếp theo thực hiện công đoạn điều chỉnh Boot để máy tính có thể hoạt động trơn tru.

Bước 6: Khởi động lại máy tính để vào menu BIOS / UEFI. Cần lưu ý là cách khởi động BIOS sẽ khác nhau trên từng dòng máy.

Bước 7: Tại menu BIOS → Sử dụng các phím mũi tên để chuyển đến tab Boot → Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển mục Windows Boot Manager lên trên cùng thay vì USB HDD.

Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển mục Windows Boot Manager lên trên cùng
Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển mục Windows Boot Manager lên trên cùng

Xem thêm: Hướng dẫn định dạng ổ cứng để cài Win giúp bảo vệ an toàn cho dữ liệu

Bước 8: Lưu cài đặt này và khởi động lại máy tính.

Như vậy là bạn có thể phân vùng lại ổ cứng HDD cũ để lấy lại dung lượng đã mất trong quá trình chuyển Windows.

Trên đây là hướng dẫn chuyển Win bản quyền từ HDD sang SSD miễn phí đơn giản nhất không cần cài lại Windows. Trong quá trình thực hiện thao tác nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận phía bên dưới để chúng tôi giải đáp tới bạn sớm nhất. Cảm ơn đã theo dõi bài viết, chúc bạn thành công! 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...

Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết

Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...