Task Manager trên Windows 11 hiển thị các chương trình, quy trình và dịch vụ hiện đang chạy trên máy tính của bạn. Bạn có thể dễ dàng theo dõi hiệu suất của thiết bị hoặc đóng một chương trình không phản hồi bằng Task Manager. Vậy bạn đã biết hết về Task Manager cũng như cách sử dụng nó hiệu quả nhất chưa? Hãy cùng Học viện iT.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Tất tần tật về Windows Task Manager
Những gì bạn cần biết về Task Manager trên Windows 11
Như đã đề cập ở trên, Task Manager hiển thị các chương trình, quy trình và dịch vụ hiện đang chạy trên máy tính của bạn. Trên Windows 11, nó có thể hiển thị cùng một màn hình, chẳng hạn như Processes, Performance, App History, Startup Apps, Users, Details, và Services.
Dưới đây là một vài thay đổi đáng chú ý của Task Manager trên Windows 11:
- Một menu thanh bên mới chứa các tùy chọn như Processes và Performance.
- Các tab được cải thiện, hiển thị tên, kiểu máy, CPU, GPU và bộ nhớ của máy tính.
- Trang cài đặt mới để sửa đổi tốc độ cập nhật của Task Managers,…
- Thanh lệnh trên mỗi trang để giúp người dùng sử dụng các hành động thường xuyên.
- Một tính năng độc đáo có tên Efficiency Mode để giới hạn mức sử dụng CPU của ứng dụng cũng được thêm vào.
Làm cách nào để truy cập Task Manager trong Windows 11?
Có rất nhiều cách để truy cập Task Manager trong Windows 11. Một trong những cách đơn giản nhất đó là kích chuột phải vào menu Start và chọn Task Manager. Hoặc bạn cũng có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc. Hay một cách “pro” hơn là mở hộp thoại Run bằng cách nhấn Windows + R rồi nhập “taskmgr” và nhấn Enter là xong.
Tìm hiểu chi tiết: Tổng hợp cách mở Task Manager trên Windows 11
Làm cách nào để khôi phục các tác vụ Task Manager?
Để khôi phục các tác vụ Task Manager, bạn cần xóa khóa Task Manager để nó khởi chạy lại từ đầu.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mở cửa sổ Run bằng cách nhấn Windows + R và nhập “regedit” rồi nhấn Enter.
Bước 2: Trong cửa sổ Registry Editor, bạn điều hướng theo đường dẫn:
Computer\HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\TaskManager
Bước 3: Kích chuột phải vào TaskManager và chọn Delete.
Các sự cố thường gặp đối với Task Manager
Mặc dù Task Manager là tiện ích giám sát hiệu suất tốt nhất của Windows thế nhưng nó vẫn có thể gặp sự cố. Dưới đây là những sự cố phổ biến nhất:
- Task Manager bị tắt.
- Task Manager không hoạt động.
- Task Manager bị thiếu.
- Task Manager không hiển thị quy trình.
- Task Manager không hiển thị mức sử dụng mạng,…
Bạn đã biết cách hẹn giờ tắt máy tính mà không cần sử dụng phần mềm chưa?
Khắc phục lỗi Task Manager không hoạt động
Khi Task Manager không hiển thị thì bạn có thể tham khảo 5 phương pháp dưới đây để khắc phục sự cố.
1. Chạy quét SFC
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhập “cmd” trong menu Start rồi chọn vào Run as administrator để mở Command Prompt dưới quyền admin.
Bước 2: Nhập lệnh “sfc/scannow” và nhấn Enter.
Khi quá trình này kết thúc, hãy khởi động lại máy tính xem lỗi có biến mất không nhé!
2. Chạy quét DISM
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhập “cmd” trong menu Start rồi chọn vào Run as administrator để mở Command Prompt dưới quyền admin.
Bước 2: Nhập lần lượt từng dòng lệnh sau:
DISM /Online /Cleanup-Image /CheckHealth
DISM /Online /Cleanup-Image /RestoreHealth
Bước 3: Khởi động lại máy tính là xong.
3. Điều chỉnh Registry
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn Windows + R để mở cửa sổ Run rồi nhập “regedit” và nhấn Enter.
Bước 2: Điều hướng theo địa chỉ:
Computer\HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\Image File Execution Options\taskmgr.exe
Bước 3: Bạn xóa Debugger ở phía bên phải và khởi động lại máy tính là xong.
4. Tắt phần mềm chống virus của bên thứ ba
Phần mềm chống virus của bên thứ ba được cài đặt trên thiết bị của bạn cũng có thể gây ra sự cố này. Tắt bất kỳ phần mềm chống virus nào được cài đặt trên thiết bị của bạn và kiểm tra xem Task Manager có bắt đầu chạy hay không.
5. Chuyển đổi tài khoản bằng Admin Profile
Lỗi Task Manager không hoạt động cũng có thể xảy ra do thiếu quyền truy cập. Để khắc phục điều này, hãy chuyển đổi tài khoản người dùng bằng Admin Profile.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn Windows + R rồi nhập “netplwiz” và nhấn Enter.
Bước 2: Chọn cấu hình để sửa đổi và nhấp vào Properties.
Bước 3: Chuyển sang tab Group Membership, chọn Administrator rồi nhấn Apply > OK.
Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về hộp thoại Run: Mở nhanh các công cụ hệ thống với lệnh run
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về cách sử dụng Task Manager trên Windows 11. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách sửa lỗi 0x80070522 trên Windows 10, 11
Bạn đang cần xử lý laptop gặp lỗi 0x80070522 đi kèm thông báo “A required...
Th12
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12