Zalo
Facebook

Transistor ngược là gì? Nguyên lý hoạt động của Transistor ngược

Ở bài viết trước, Học viện iT.vn đã chia sẻ tới các bạn Transistor thuận. Ngày hôm nay, HOCVIENIT.vn sẽ tiếp tục chia sẻ các kiến thức liên quan đến Transistor ngược (Hay còn được gọi là Transistor NPN).

Xem thêm: Transistor lưỡng cực là gì? Ưu và nhược điểm của transistor lưỡng cực

Transistor ngược là gì? Nguyên lý hoạt động của Transistor ngược
Transistor ngược là gì? Nguyên lý hoạt động của Transistor ngược

Transistor ngược là gì? Cấu tạo của Transistor ngược

Transistor NPN là một Transistor có 3 cực và được hoạt động như công tắc điện tử hoặc bộ khuếch đại. Nó cấu tạo từ nối ghép 1 bán dẫn điện dương giữa hai bán dẫn điện âm. Trong đó: 

– Lớp giữa được gọi là cực gốc và được ký hiệu là B (Base), tương ứng với P. Lớp bán dẫn B này rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp.

– Hai lớp bán dẫn bên ngoài B được ra thành một cực phát E (Emitter) và cực thu C (Collector).

Về mặt bạn chất thì C và E đều tương ứng với N nhưng chúng có sự khác biệt về kích thước, nồng độ khác nhau nên chúng ta không thể hoán đổi vị trí giữa chúng. Cụ thể, cực phát E được pha tạp chất vừa phải còn cực thu C được pha tạp chất nặng. Bạn có thể thấy ký hiệu Trasistor ngược ở hình ảnh bên dưới.

Cấu tạo Transistor ngược
Cấu tạo Transistor ngược

Với dòng điện trên Transistor ngược, nhìn hình ảnh ở trên ta thấy rằng: Dòng điện đi từ cực C, qua cực B và ra ở cực E.

Cách nhớ linh kiện Transistor

Nguyên lý hoạt động của Transistor ngược

Từ hình ảnh trên, ta có thể thấy:

Nguyên lý hoạt động của Transistor ngược
Nguyên lý hoạt động của Transistor ngược

Đầu tiên, nguồn một chiều UCE cung cấp dòng điện vào cả hai cực C và E. Trong đó, cực dương của UCE vào cực C và cực âm của UCE vào cực E của Transistor. Đồng thời, nguồn một chiều UBE cung cấp dòng điện đi qua công tắc và trở hạn dòng để tới cực B và cực E. Cực dương của UBE vào cực B và cực âm của UBE vào cực E của Transistor.

Nếu ta mở công tắc thì sẽ không có dòng điện chạy qua mối C – E mặc dù hai cực C và E đều đã được cấp điện (Lúc này dòng IC = 0).

Nếu ta đóng công tắc thì mỗi P – N sẽ phân cực thuận. Điều này có nghĩa rằng xuất hiện một dòng điện đi từ cực dương của UBE qua công tắc, R hạn dòng và mối B – E tới cực âm của UBE để tạo ra dòng IB. Ngay lập tức khi IB hình thành thì dòng IC cũng được tạo ra và chạy qua mối C – E và làm đèn phát sáng. Dòng IC mạnh hơn rất nhiều lần dòng IB.

Từ đây, ta cũng có thể rút ra được công thức tính như sau:

IC = IE – IB

IC = β.IB 

IB = IC

IB là (Cường độ) dòng điện qua cực Base của Transistor.

IC là (Cường độ) dòng điện qua cực Collector của Transistor.      

IE là (Cường độ) dòng điện qua cực Emitter của Transistor.

β là hệ số khuếch đại của Transistor.

Cách đóng/ngắt mạch PNP: Dòng điện đi qua PNP là từ E sang C, nhưng dòng đi qua E và B tỉ lệ nghịch với nhau. Khi B đạt cực đại thì E có giá trị 0 ampe, còn khi E đạt cực đại thì B là 0 ampe.

Cách xác định chân của Transistor NPN

Để xác định chính xác chân của một transistor PNP, chúng ta sẽ sử dụng một VOM kim. Dưới đây là các bước thực hiện:

Cách xác định chân của Transistor NPN
Cách xác định chân của Transistor NPN

1. Xác định chân B

Ta sẽ đo điện trở giữa các cặp chân của transistor. Khi đó, chân B sẽ là chân mà khi đo với hai chân còn lại, kim của VOM dịch chuyển nhiều nhất trong cả hai lần đo. Nói cách khác, chân B là chân chung của hai phép đo có giá trị điện trở lớn nhất.

2. Xác định chân C và E

Trước tiên, bạn đặt VOM về thang đo Ohm (Ω) với thang đo thích hợp, thường là x100. Sau đó, bạn chọn một trong hai chân còn lại và giả định đó là chân C, chân còn lại là chân E.

Bạn đưa que đen của VOM chạm vào chân C (giả định), que đỏ chạm vào chân E (giả định). Sau đó, chạm nhẹ que đen vào chân B. Nếu kim của VOM dịch chuyển nhiều hơn so với ban đầu, giả định của bạn là đúng. Ngược lại, hãy đổi vị trí của hai que đo và lặp lại quá trình.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT về Transistor ngược. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Tổng hợp kiến thức cơ bản về Transistor – Điện tử cơ bản

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính

Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...

Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?

Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...

Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt

Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...

Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại thiết bị điện...

Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán

Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....

Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...