Zalo
Facebook

7 điểm khác biệt cơ bản giữa ổ cứng SSD và HDD

Công nghệ ngày càng phát triển và nhu cầu lưu trữ dữ liệu của con người ngày càng lớn. Máy tính cần trang bị thêm ổ cứng để lưu trữ được nhiều hơn. Trên thị trường hiện nay phổ biến 2 loại ổ cứng là SSD và HDD. Hai ổ cứng này có gì khác biệt? Hãy cùng tìm hiểu 7 điểm khác biệt cơ bản giữa ổ cứng SSD và HDD qua bài viết dưới đây.

SSD vs HDD
SSD vs HDD

Ổ cứng HDD là gì?

Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là một thiết bị vô cùng quan trọng đối với mỗi máy tính.

Thiết bị này cấu tạo cơ bản từ đĩa kim loại được một lớp từ tính bao phủ và có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu cho bạn. Các dữ liệu được lưu vào ổ cứng HDD sẽ không mất đi khi bạn tắt máy tính.

HDD
HDD

Cách thức hoạt động của ổ cứng HDD cũng cực kỳ đơn giản: Khi HDD hoạt động, một đầu đọc/ghi trên một thanh kim loại sẽ truy cập vào dữ liệu trong khi phần đĩa cứng được quay trong một khay chứa đĩa.

Ổ cứng SSD là gì?

SSD (tiếng Anh: Solid State Drive, dịch ra Tiếng Việt là ô lưu trữ thể bền vững hay ổ cứng điện tử), tên gọi thông dụng trong đời sống như ổ cứng thể rắn hoặc ổ lưu trữ bán dẫn.

Ổ cứng SSD cũng được cấu tạo cơ bản từ đĩa kim loại nhưng thay vì chúng được phủ một lớp từ tính thì các dữ liệu được lưu trữ trên những con chip bộ nhớ flash liên kết với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả khi không được cung cấp năng lượng.

SSD
SSD

Chính bởi đặc điểm cấu tạo đó mà tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ cứng SSD nhanh hơn và đáng tin cậy nhiều so với HDD. Vậy nên giá của ổ cứng SSD thường đắt hơn HDD ở cùng một mức dung lượng như nhau.

So sánh sự khác nhau giữa HDD và SSD

1. Tốc độ ghi ổ cứng SSD và HDD

Ổ cứng SSD cho thấy sự vượt trội về tốc độ đọc và ghi. Tốc độ đọc ghi của HDD từ 100 – 150MB/s, thì với ổ cứng SSD con số này lên tới 550MB/s. Cách dễ dàng nhất cho bạn hình dung và nhận thấy sự vượt trội về tốc độ là khi khởi động máy tính, một ổ cứng SSD chỉ mất vài giây trong khi đó nếu sử dụng HDD thì sẽ mất khoảng tầm 1 phút.

Điều này cũng nhận thấy rõ khi bạn sử dụng nhiều chương trình cùng một lúc hay sử dụng đồ họa, chơi game, hay các phần mềm chuyên dụng. Tất cả mọi thứ nhanh hơn như sao lưu nhanh hơn, quét virus nhanh hơn. SSD cải thiện khả năng truy cập dữ liệu cá nhân cho phép bạn chuyển đổi nhiều chương trình một cách dễ dàng. Từ sao lưu dữ liệu của bạn đến chạy quét hệ thống chống vi-rút cho đến truy cập các ứng dụng, trang web và danh sách phát, SSD cho phép bạn đa nhiệm như một người chuyên nghiệp.

Ổ cứng SSD Samsung
Ổ cứng SSD Samsung

2.Sự phân mảnh ổ cứng giữa SSD và HDD

Với những người đã sử dụng ổ cứng HDD thì chắc chắn biết đến hiện tượng phân mảnh. Nguyên nhân của hiện tượng là do thiết kế của ổ cứng HDD. Ổ cứng HDD là một đĩa kim loại phủ một lớp từ tính. Khi đĩa quay, thanh kim loại sẽ đọc ghi dữ liệu. Nhưng các dữ liệu lại nằm rải rác trên bề mặt đĩa nên gây ra hiện tượng phân mảnh. Nhưng với ổ cứng SSD thì hoàn toàn khác, thiết kế của ổ cứng này là những con chip flash được liên kết với nhau nên không gây ra hiện tượng phân mảnh. 

3. Về độ bền của SSD và HDD

Khi mặt đĩa quay, ổ cứng HDD thực hiện đọc ghi dữ liệu. Chính vì vậy, trong một số trường hợp như bạn vô tình làm rơi laptop hay đĩa quay hoạt động một thời gian thì quay chậm hơn thì sẽ ảnh hưởng đến việc hoạt động của HDD. Nhưng với ổ cứng SSD thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Vì nó sẽ rất ít khi bị ảnh hưởng bởi các trường hợp trên. Trong thời gian hoạt động, độ bền bỉ của SSD cũng được đánh giá là lâu hơn so với HDD rất nhiều.

4. Tiếng ồn của SSD và HDD

Hoạt động của HDD là sự chuyển động của đĩa quay nên nó tạo ra tiếng ồn. Các nhà sản xuất luôn cố gắng giảm tiếng ồn của HDD nhưng sau một thời gian sử dụng bạn chắc chắn sẽ nhận ra tiếng ồn khi thực hiện. Ngược lại, ổ cứng SSD gần như không có tiếng ồn do thiết kế của nó là những chip flash liên kết với nhau. 

HDD
HDD

5. Điện năng tiêu thụ giữa SSD và HDD

Ổ cứng SSD tiêu thụ điện năng thấp hơn 4 lần so với ổ cứng HDD. Vì ổ cứng HDD cần thêm điện năng để quay các mặt đĩa. Khi điện năng tiêu thụ ít hơn, bạn có thể dùng nó để làm nhiều việc hơn. Vì máy tính được sử dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ cá nhân và chuyên nghiệp, tốc độ và hiệu quả của SSD tăng lên đồng nghĩa với việc bạn sẽ có khả năng hoàn thành nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn. Cuộc sống di chuyển nhanh – máy tính của bạn cũng vậy.

6. Nhiệt năng

Vì SSD truy cập dữ liệu bằng bộ nhớ flash thay vì tìm kiếm trên đĩa quay như ổ cứng, chúng có thể duy trì nhiệt độ hoạt động ổn định hơn. Từ đó có thể giúp giảm nhiệt độ chung của hệ thống. Trong khi HDD có chuyển động cơ học tạo ra nhiệt và làm nóng hệ thống.

7. Về sự phổ biến của SSD và HDD

Xét về sự phổ biến thì ổ cứng HDD phổ biến hơn SSD. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi mua các laptop, macbook thì luôn có sẵn ổ cứng HDD.  Bạn cũng sẽ thấy nhiều sự lựa chọn hơn với ổ cứng HDD từ các nhà sản xuất khác nhau cho cùng một khả năng lưu trữ. Danh sách một loạt các sản phẩm như Western Digital, Toshiba, Seagate, Samsung, và Hitachi. Nhưng ổ cứng SSD cũng đang trên đà phát triển khi cho thấy những lợi thế vượt trội mà HDD không có. 

Video tham khảo:

HDD – SDD: Nên chọn lựa loại ổ cứng nào?

Nên dùng ổ cứng HDD nếu:

–  Do giá của một ổ cứng SSD có dung lượng cao là rất đắt đỏ nên nếu bạn là người muốn lưu trữ nhiều dữ liệu dùng cho việc nghe nhạc, xem phim ảnh hay nhiều công việc cần mức dung lượng lớn khác thì bạn nên sử dụng ổ cứng HDD.

–  Đặc biệt với những bạn làm trong lĩnh vực đồ hoạ cần lưu trữ số lượng dữ liệu cực kỳ khổng lồ thì việc lựa chọn ổ cứng HDD sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt.

–  Còn đối với những bạn không phải di chuyển máy quá nhiều hay cũng không cần tốc độ đọc ghi dữ liệu nhanh thì rõ ràng HDD sẽ là lựa chọn hàng đầu.

Nên dùng ổ cứng SSD nếu:

–   Ngược lại với HDD, nếu bạn làm việc trong một môi trường phải thường xuyên di chuyển hay làm việc trong các lĩnh vực cần tốc độ xử lý dữ liệu cao thì nên chọn sử dụng ổ cứng SSD.

–   Ngoài ra, SSD sẽ rất phù hợp với những bạn muốn có không gian làm việc yên tĩnh và không muốn có bất kỳ âm thanh nào phát ra khi sử dụng máy tính.

Trên đây là 7 đặc điểm khác biệt giữa ổ cứng HDD và SSD. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy ổ cứng SSD là sự lựa chọn tốt hơn để phục vụ nhu cầu học tập, làm việc cũng như giải trí. Mong rằng những thông tin trên giúp bạn có cái nhìn đúng đắn và dễ dàng hơn khi lựa chọn mua ổ cứng. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT

MST: 0108733789

Hotline: 0981 223 001

Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Khắc phục 3 lỗi BIOS phổ biến nhất

BIOS (Basic Input/Output System) là một phần quan trọng của máy tính, chịu trách nhiệm...

Hướng dẫn sửa lỗi Operation Could Not Be Completed (error 0x00000709) trên Windows

Lỗi 0x00000709 là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng máy in trên...

Quy trình nâng cấp RAM cho laptop Acer

Học viện iT sẽ hướng dẫn một kỹ năng cơ bản của kỹ thuật viên...

Hướng dẫn chi tiết khắc phục lỗi camera trước bị mờ trên iPhone 16

Lỗi camera trước bị mờ trên iPhone 16 là một vấn đề khá phổ biến...

7 Cách sửa lỗi máy tính bị treo nhưng chuột vẫn chạy hiệu quả

Lỗi máy tính treo nhưng chuột vẫn chạy là một trong những pan bệnh phổ...

Lỗi màn hình xanh 0x0000008E: Nguyên nhân và cách khắc phục

Màn hình máy tính chuyển sang màu xanh kèm thông báo lỗi 0x0000008E. Lỗi này...