Những kỹ thuật viên sửa chữa laptop khi mới bắt đâu ai cũng khá bỡ ngỡ khi áp dụng lý thuyết vào thực tế đặc biệt với việc thao tác cùng các thiết bị máy móc như máy khò, máy hàn… Vì vậy hôm nay HocvieniT.vn sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng máy khò đúng cách, an toàn.
Trên thực tế, đặc biệt với các kỹ thuật viên sửa chữa laptop, máy tính PC, điện thoại… thì máy khò có vai trò cực kỳ quan trọng với các ứng dụng của nó như:
– Tháo mối hàn bằng nung chảy. Đây là một ứng dụng rất phổ biến trong ngành sửa chữa điện tử gia dụng.
– Làm khô sơn bằng súng thổi hơi nóng. Sơn sẽ nhanh khô hơn khi có tác động của hơi nóng.
– Uống ống nhựa PVC theo bất cứ góc độ nào mà không cần đến sự trợ giúp của keo dính hay khuỷu ống.
– Hàn nhựa. Với việc hàn nhựa quy trình diễn ra như hàn que. Bạn có thể sử dụng đầu khò đặc biệt và một thanh nhựa để hàn chảy. Có thể dễ dàng hàn các chất liệu từ nhựa PVC đến gạch lát sàn…
– Dán cửa kính, dán màng nhựa lên cửa kính.
Hướng dẫn sử dụng máy khò an toàn đúng cách:
Sử dụng máy khò để tháo linh kiên (IC, điện trở dán, Diode dán, Transistor dán, mosfet dán…)
Các bước thực hiện:
Bước 1: Ngồi tư thế thoải mái, tay không thuận cầm mỏ hàn, chỉnh nhiệt độ và gió khò cho phù hợp. Gió khò 4-7, nhiệt độ 280-350 độ.
Bước 2: Quẹt đều nhựa thông hoặc nhựa hàn lên chân linh kiện. Nhựa thông lỏng phải đảm bảo ngấm sâu vào gầm IC, muốn vậy, dung dịch nhựa thông phải đủ loãng – Đây chính là lỗi thường gặp của của nhiều kỹ thuật viên.
Bước 3: Chọn đầu khò phù hợp với linh kiện cần lấy. Nếu bạn chọn quá to hoặc quá nhỏ thì rất khó để lấy hoặc lầm chết IC.
Bước 4: Khi cảm nhận thiếc đã nóng già thì chuyển “mỏ” khò thẳng góc 90◦ lên trên, khò tròn đều quanh IC trước (thường “lõi” của nó nằm ở chính giữa), thu dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt chúng để tác dụng lên những mối thiếc nằm ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đùn IC trồi lên.
Bước 5: Bạn khò đều đến khi chì ở chân linh kiện bóng đều, sau đó hãy dùng nhíp đẩy nhẹ, nếu linh kiện dịch chuyển thì dùng nhíp gắp ra.
Sử dụng máy khò để lắp linh kiện (IC dán, điện trở dán, Diode dán, Transistor dán, mosfet dán…)
4 Bước lắp linh kiện bằng máy khò:
Làm sạch tiếp xúc nơi cần đặt linh kiện
– Làm sạch bề mặt đặt linh kiện
– Cho vào nơi tiếp xác một ít nhựa thông để nơi tiếp xúc chì chảy đều
– Dùng nhíp gắp linh kiện và đặt linh kiện vào đúng vị trí tiếp xúc
– Khò đều cho chì bóng, các tiếp xúc đã chính xác thì dừng lại
Lưu ý trước khi sử dụng máy khò:
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy khò, bạn hãy lưu ý 5 điều sau đây:
– Che chắn các linh kiện khác gần điểm khò
– Cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi mainboard
– Nếu trên mainboard có pin, camera phải được tháo ra
– Hạn chế khò gần tụ điện tránh trường hợp nổ tụ nguy hiểm
– Căn chuẩn thời gian khò, tránh thời gian khò quá dài gây chết linh kiện
Những lỗi thường hay mắc phải khi sử dụng máy khò:
– Không giữ được sự vẹn toàn của chân IC và mạch in vì khò quá mức nhiệt và gió làm thiếc “chín”. Ngược lại khi quá “non” thiếc bị “sống”, khi nhấc IC sẽ kéo cả mạch in lên.
– Khi khò lấy linh kiện ra, nhiều người mắc sai lầm khi để nhiệt thẩm thấu qua thân IC rồi rớt xuống main. Chờ thiếc chảy ra thì linh kiện trong IC “chịu trận” làm chúng “biến tính” trước khi được gắp ra.
– Khi quét nhựa thông, để nhựa thông loang sang các linh kiện khác.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết nhất về cách sử dụng máy khò cho các kỹ thuật viên sử chữa máy tính mới nhập môn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ trong quá trình sửa chữa thực tế.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Giáo trình điện tử cơ bản về điện trở – Học sửa máy tính
Điện trở là một linh kiện điện tử mà bạn học viên nào cũng phải...
Th7
Làm thế nào để xác định điện áp của diode zener?
Diode Zener là một trong những loại diode phổ biến nhất hiện nay. Chính vì...
Th4
Điện trở nhiệt là gì? Tổng hợp kiến thức về điện trở nhiệt
Điện trở nhiệt là một trong những loại điện trở cực kỳ phổ biến và...
Th2
Biến trở là gì? Tổng hợp kiến thức về biến trở
Ở bài viết trước, Học viện iT.vn đã chia sẻ tới các bạn những kiến...
Th1
Điện trở dán là gì? Tìm hiểu về điện trở dán
Điện trở là một linh kiện vô cùng quen thuộc trong điện tử cơ bản....
Th1
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
Tiếp nối các bài viết về điện trở, trong bài viết ngày hôm nay Học...
Th1