Zalo
Facebook

So sánh ổ cứng HDD và SSD – Nên chọn HDD hay SSD?

HDD và SSD là hai loại ổ cứng Laptop phổ biến nhất hiện nay. Nhưng bạn lại không hiểu rõ về chúng nên biết chọn loại ổ cứng nào cho phù hợp với Laptop của mình?

So sánh ổ cứng HDD và SSD – Nên chọn HDD hay SSD?
So sánh ổ cứng HDD và SSD – Nên chọn HDD hay SSD?

Để trả lời câu hỏi trên, HocvieniT.vn sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin cơ bản về ổ cứng HDD, SSD và cách chọn loại ổ cứng phù hợp nhất cho máy tính của bạn.

Ổ cứng HDD là gì?

 

Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là một thiết bị vô cùng quan trọng đối với mỗi máy tính.

Thiết bị này cấu tạo cơ bản từ đĩa kim loại được một lớp từ tính bao phủ và có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu cho bạn. Các dữ liệu được lưu vào ổ cứng HDD sẽ không mất đi khi bạn tắt máy tính.

HDD
HDD

Cách thức hoạt động của ổ cứng HDD cũng cực kỳ đơn giản: Khi HDD hoạt động, một đầu đọc/ghi trên một thanh kim loại sẽ truy cập vào dữ liệu trong khi phần đĩa cứng được quay trong một khay chứa đĩa.

Ổ cứng SSD là gì?

 

SSD (tiếng Anh: Solid State Drive, dịch ra Tiếng Việt là ô lưu trữ thể bền vững hay ổ cứng điện tử), tên gọi thông dụng trong đời sống như ổ cứng thể rắn hoặc ổ lưu trữ bán dẫn.

 

Ổ cứng SSD cũng được cấu tạo cơ bản từ đĩa kim loại nhưng thay vì chúng được phủ một lớp từ tính thì các dữ liệu được lưu trữ trên những con chip bộ nhớ flash liên kết với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả khi không được cung cấp năng lượng.

SSD
SSD

Chính bởi đặc điểm cấu tạo đó mà tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ cứng SSD nhanh hơn và đáng tin cậy nhiều so với HDD. Vậy nên giá của ổ cứng SSD thường đắt hơn HDD ở cùng một mức dung lượng như nhau.

So sánh sự khác nhau giữa HDD và SSD

 

So sánh SSD với HDD
So sánh SSD với HDD

Về giá

 

Như ở bên trên chúng ta đã nói tới, ổ cứng SSD thường đắt hơn nhiều so với ổ cứng HDD ở cùng một mức dung lượng như nhau.

Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kỹ càng về mức giá bạn muốn mua cũng như mức dung lượng bạn cần để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

 

Về tốc độ

 

Nếu nói đến tốc độ thì không phải bàn cãi nữa, ổ cứng SSD chắc chắn sẽ chiếm hoàn toàn lợi thế. Với SSD, thời gian khởi động máy tính rút lại chỉ trong vài giây và hiệu suất của máy tính cũng được tăng lên đáng kể so với HDD. Do vậy một khi bạn đã bắt đầu sử dụng ổ cứng SSD thì bạn sẽ không bao giờ muốn trở về với ổ cứng HDD nữa.

 

Về dung lượng phổ biến

 

Trên thị trường hiện nay, các loại ổ cứng SSD có dung lượng cao từ 1TB đến 4TB thường rất hiếm mà giá cũng cực kỳ đắt đỏ. Chính vì vậy, bạn phải xác định tư tưởng: tốc độ xử lý của SSD cao hơn nhưng không thể lưu trữ được nhiều dữ liệu.

 

Trong đó, khi đăng ký các dịch vụ điện toán đám mây sẽ tặng cho bạn một vài GB cho bạn dùng thử và nếu muốn lưu nhiều dung lượng hơn bạn sẽ mất thêm một khoản. Vì vậy bạn phải cân nhắc thật kĩ giữa thiệt và hơn để lựa chọn ổ cứng “đáng đồng tiền bát gạo” nhất.

 

Về sự phân mảnh

 

Do đặc điểm cấu tạo của mình mà ổ cứng HDD làm việc tốt nhất với các tập tin lớn hơn được đặt ra trong các khối liền kề. Bằng cách đó, các đầu đĩa có khả năng bắt đầu và kết thúc đọc nó trong một chuyển động liên tục. Khi ổ đĩa cứng bắt đầu ghi, các file lớn có thể trở thành rải rác xung quanh mâm đĩa, hay còn gọi thông dụng là phân mảnh.

 

Vấn đề ổ cứng bị phân mảnh chỉ xảy ra ở HDD và không xuất hiện ở SSD bởi ổ SDD không có đầu đọc vật lý. Vậy nên, ổ SSD vẫn hoạt động tốt hơn.

 

Về độ bền

 

Trong cấu tạo của ổ cứng SSD không có bộ phần nào chuyển động nên dữ liệu của bạn vẫn an toàn khi có bất kỳ va chạm nào. Còn ổ cứng HDD thì không được như vậy vì các dữ liệu đều không đọc/ghi khi hệ thống được tắt và các dữ liệu này phải bay trên bề mặt đĩa ghi hàng trăm dặm một giờ lúc chúng bắt đầu hoạt động.

 

Cho nên, nếu xét về độ bền thì ổ cứng SSD vẫn có lợi thế hơn HDD.

 

Về độ phổ biến

 

Vì có mức giá và mức dung lượng phù hợp với mọi đối tượng nên ổ cứng HDD có độ phổ biến hơn hơn hẳn so với SSD.

 

Hiện nay, các nhà sản xuất nổi tiếng như Western Digital, Toshiba, Seagate, Samsung, và Hitachi… cũng cho ra nhiều loại ổ cứng HDD khác nhau cả về hình dáng cũng như dung lượng nên bạn có thể tự do lựa chọn loại ổ cứng mình thích.

 

Về kích thước

 

Ổ cứng HDD được cấu tạo chủ yếu từ đĩa quay nên có giới hạn nhất định trong việc thu nhỏ ổ cứng. Bởi nếu cố gắng làm cho kích thước của ổ cứng HDD 1,8-inch nhỏ hơn thì điều này cũng đồng nghĩa với việc dung lượng lưu trữ chỉ ở khoảng 320GB.

 

Nhưng ổ SSD lại không có giới hạn này. Vì vậy có thể trong thời gian tới, để thuận tiện với thiết kế ngày càng mỏng hơn của máy tính thì kích thước của SSD sẽ giảm đi tương ứng và độ phổ biến của chúng sẽ ngày càng tăng.

 

Về tiếng ồn

 

Bình thường khi ổ cứng HDD chạy cũng sẽ phát ra một chút tiếng ồn và đặc biệt là nếu nó nằm trong một hệ thống được làm hoàn toàn bằng kim loại thì tiếng ồn sẽ trở lên lớn hơn. Trong đó, với ổ cứng HDD có tốc độ hoạt động nhanh hơn sẽ tạo ra nhiều tiếng ồn hơn so với những ổ cứng chậm.

 

Ngược lại với HDD, ổ cứng SSD lại hầu như không có tiếng ồn nào khi hoạt động, vì nó không có nhiều cấu tạo bằng kim loại.

 

Nhìn chung

 

Các ổ cứng HDD thường có ưu điểm về giá thành, dung lượng, và sự phổ biến. Mặt khác, ổ cứng SSD làm việc tốt nhất nếu tốc độ, độ chắc chắn, yếu tố hình thức, tiếng ồn, hoặc phân mảnh (phần kỹ thuật của tốc độ) là những yếu tố quan trọng với bạn. Nếu như không có các vấn đề về giá thành và dung lượng, ổ SSD sẽ là là ổ cứng hoàn hảo nhất.

HDD – SDD: Nên chọn lựa loại ổ cứng nào?

 

Nên dùng ổ cứng HDD nếu:

 

–  Do giá của một ổ cứng SSD có dung lượng cao là rất đắt đỏ nên nếu bạn là người muốn lưu trữ nhiều dữ liệu dùng cho việc nghe nhạc, xem phim ảnh hay nhiều công việc cần mức dung lượng lớn khác thì bạn nên sử dụng ổ cứng HDD.

–  Đặc biệt với những bạn làm trong lĩnh vực đồ hoạ cần lưu trữ số lượng dữ liệu cực kỳ khổng lồ thì việc lựa chọn ổ cứng HDD sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt.

–  Còn đối với những bạn không phải di chuyển máy quá nhiều hay cũng không cần tốc độ đọc ghi dữ liệu nhanh thì rõ ràng HDD sẽ là lựa chọn hàng đầu.

 

Nên dùng ổ cứng SSD nếu:

 

–   Ngược lại với HDD, nếu bạn làm việc trong một môi trường phải thường xuyên di chuyển hay làm việc trong các lĩnh vực cần tốc độ xử lý dữ liệu cao thì nên chọn sử dụng ổ cứng SSD.

–   Ngoài ra, SSD sẽ rất phù hợp với những bạn muốn có không gian làm việc yên tĩnh và không muốn có bất kỳ âm thanh nào phát ra khi sử dụng máy tính.

 

Hi vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn trong việc đưa ra lựa chọn ổ cứng phù hợp nhất với laptop của bạn.

 

Bạn có niềm đam mê về công nghệ, mong muốn tìm hiểu hiểu nhiều hơn về chúng và hơn hết có thể đáp ứng cho công việc hiện tại cũng như sau này của bạn? Hãy nhanh chân đến với HocvieniT.vn để nhận được các khóa học bổ ích nhất!

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...

Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết

Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...