Sau khi kích nguồn trên Mainboard, bạn thấy quạt laptop quay vài vòng rồi tắt. Lỗi này là do chập tải những nguồn chính trên main như: 12V, 5V, 3v3, 12V (4pin). Vậy nguyên nhân gây ra lỗi này là gì?

Trường hợp 1: Chạm mạch VRM
Chạm mạch VRM là trường hợp phổ biến nhất. Để xác định xem tình huống của bạn có nằm trong trường hợp này hay không thì bạn có thể kiểm tra như sau: Đầu tiên bạn rút jack cắm 12V (4pin) và sau đó kích nguồn lại thử. Nếu kết quả là quạt laptop hoạt động bình thường thì chúng ta suy ra vấn đề đến từ mạch VRM tạo áp Vcore cho CPU.
Từ đây, ta xem xét dọc mạch Vcore bao gồm:
Mosfet
Có thể nguyên nhân gây ra lỗi là do chập một hoặc nhiều mosfet cho nên chúng ta hãy kiểm tra lần lượt từng mosfet một và khi nào thấy xuất hiện dấu hiệu chạm G-D thì đồng nghĩa với mosfet đó đã chết. Ngoài ra, để chắc chắn 100% mosfet đã chết, bạn có thể sử dụng máy khò nhiệt rồi xả mosfet ra khỏi Mainboard và tiến hành đo rời ở bên ngoài.
IC dao động
Nếu mosfet không phải là nguyên nhân của vấn đề thì khả năng cao là IC dao động bị chạm. Khi đó, phương pháp khắc phục lỗi ở đây là tiến hành xả IC dao động và thay thế IC mới.
IC driver
Khả năng cuối cùng là do IC driver bị chạm. Hơn thế nữa, khi IC driver bị chạm còn kéo theo cả tình trạng mosfet bị chết hay IC dao động bị chết.
Xem thêm: Cách nhận biết các loại IC nguồn trên mainboard laptop
Tụ 6V3/2200MF hoặc các tụ bi lọc nguồn
Ngoài các bộ phận trên mạch Vcore trên, bạn còn cần xem xét đến tụ 6V3/2200MF hoặc các tụ bi lọc nguồn bởi nó cũng tồn tại khả năng gây ra lỗi quạt laptop quay vài vòng rồi tắt.
Trường hợp 2: Chạm nguồn RAM, nguồn AGP hay nguồn Chipset
Để xác định xem bạn có nằm trong trường hợp này hay không thì bạn hãy kiểm tra các mosfet được lắp đặt trong khu vực này.
Trường hợp 3: Chạm Chip cầu Nam
Trường hợp này là trường hợp ít gặp bởi khi bạn kích nguồn thì một bộ phận của Chip cầu Nam đã được hoạt động rồi nên rất khó xảy ra tình trạng chạm Chip cầu Nam. Thế nhưng bạn vẫn không nên loại trừ khả năng này đâu nhé! Biết đâu bạn lại không may mắn rơi vào trường hợp này đấy.
Trường hợp 4: Chạm các thành phần khác
Với các thành phần khác, bạn chỉ còn phương pháp kích ép nguồn ATX hoặc cấp nguồn rời (sử dụng bộ cấp nguồn cho laptop) cho từng đường áp chính, tiếp đến dùng tay sờ thử xem có chip nào có nhiệt độ cao hơn bình thường để xác định.
Trên đây là chia sẻ của HOCVIENiT.vn về các nguyên nhân gây ra lỗi quạt laptop quay vài vòng rồi tắt. Hi vọng bạn có thể lựa chọn cho mình phần mềm phân vùng ổ cứng phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của HOCVIENiT.vn nhé.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn sửa touchpad laptop bị tróc sơn, trầy xước
Vì phải tiếp xúc liên tục với ngón tay, touchpad rất dễ bị tróc sơn...
Th7
Hướng dẫn thay touchpad laptop cho người mới
Bài viết này sẽ hướng dẫn học viên Học Viện iT cách thay touchpad laptop...
Th7
Tổng hợp các loại chân sạc laptop phổ biến – Kiến thức cơ bản cho học viên mới
Khi học sửa laptop, có một mảng kiến thức tưởng chừng đơn giản nhưng lại...
Th7
Laptop bị giật điện: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn đã từng gặp cảm giác tê nhẹ khi chạm vào laptop đang sạc? Đó...
Th7
Hướng dẫn vệ sinh PC máy tính để bàn từ A-Z
Vệ sinh máy tính để bàn là kỹ năng cơ bản nhưng cực kỳ quan...
Th7
Hướng dẫn vệ sinh RAM – Làm chủ kỹ năng bảo dưỡng RAM laptop, PC
Thao tác vệ sinh RAM giúp loại bỏ bụi bẩn, oxi hóa, đảm bảo máy...
Th6