Zalo
Facebook

Mạch điện là gì? Tìm hiểu mô hình mạch điện

Khi sử dụng các thiết bị điện, nhiều bạn thắc mắc rằng mạch điện là gì và mô hình mạch điện như thế nào. Để giải đáp những thắc mắc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Học viện iT.vn nhé!

Mạch điện là gì? Tìm hiểu mô hình mạch điện
Mạch điện là gì? Tìm hiểu mô hình mạch điện

Xem thêm: HLV. Trương Văn Ngọc ôn tập kiến thức về dòng điện – điện áp và điện trở

Mạch điện là gì?

Mạch điện là tập hợp các linh kiện kết nối với nhau bởi dây dẫn tạo ra một bảng mạch giúp hệ thống hoạt động. Những thiết bị sử dụng điện sẽ có những vòng kín cho dòng điện chạy để thực hiện chức năng nào đó. 

Mạch điện trên thực tế
Mạch điện trên thực tế

Phân loại mạch điện

Nhìn chung, ta có thể chia mạch điện ra làm 3 loại chính:

  • Mạch điện tử: Là mạch điện trong các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, máy giặt,…
  • Mạch điện truyền dẫn năng lượng: Là mạch điện trong hệ thống lưới điện quốc gia, giúp truyền dẫn năng lượng theo một nhánh nào đó.
  • Mạch điện công nghiệp: Là mạch điện dùng trong nhiều hệ thống công nghiệp lớn nhỏ như các nhà máy, nhà xưởng, các khu công nghiệp,…

Mô hình mạch điện chính

Mô hình mạch điện chính bao gồm các thông số như sau:

1. Điện trở R

Điện trở là khả năng cản trở dòng điện của vật liệu. Giá trị của điện trở càng lớn thì độ dẫn điện càng kém và ngược lại.

Tìm hiểu chi tiết về điện trở

2. Nguồn điện áp

Nguồn điện áp là nguồn cung cấp năng lượng giúp hệ thống vận hành và duy trì các hoạt động trong mạch.

Các nguồn điện áp trên thực tế
Các nguồn điện áp trên thực tế

Các nguồn điện áp bạn có thể gặp trên thực tế như Acquy, pin, máy phát điện, pin mặt trời,…

3. Nguồn dòng điện

Nguồn dòng điện là loại nguồn chính cung cấp trực tiếp điện năng cho các thiết bị. Các nguồn điện có thể được tạo từ các thiết bị tạo điện, các hệ thống tạo điện, các hệ thống tích trữ dòng điện,…

4. Điện dung C

Điện dung là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện. Nó được tính theo công thức:

C = q/U = d.q/d.U

Trong đó:

C là điện dung của tụ điện (F).

q là điện tích (C).

U là hiệu điện thế (V).

5. Điện cảm L

Điện cảm (Hay còn gọi là hiện tượng tự cảm) là hiện tượng chỉ xuất hiện trong một mạch kín có dòng điện xoay chiều chạy qua khi ta tiến hành đóng mạch hoặc ngắt mạch. Đơn vị điện cảm là Henry (Ký hiệu H).

Điện cảm L
Điện cảm L

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về mạch điện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Cách kiểm tra iPhone đã qua sửa chữa hay chưa nhanh nhất

Nếu muốn trở thành kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại thì bạn sẽ cần...

Tìm hiểu chi tiết về cổng AV 3.5mm trên máy tính

Trên máy tính, laptop luôn được thiết kế sẵn các cổng AV (Audio Video). Tuy...

Điện trở công suất là gì? Các loại điện trở công suất

Điện trở công suất là linh kiện quan trọng trong các ứng dụng điện tử...

Mạch ổn áp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp

Mạch ổn áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn điện hoạt...

Mạch lọc nguồn một chiều: Khái niệm, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và ứng dụng

Mạch lọc nguồn một chiều đóng vai trò quan trọng trong máy tính. Nó giúp...

Tìm hiểu chi tiết về mạch đèn LED USB cho máy tính

Mạch đèn LED USB có thể được sử dụng để làm nguồn sáng khi mất...