Thông thường, máy tính được thiết lập ở Full Format khi bạn định dạng ổ đĩa. Nhưng bạn có biết định dạng ổ đĩa còn có tùy chọn Quick Format không? Vậy Full Format và Quick Format là gì? Có điểm khác biệt nào giữa chúng?
Full Format là gì?
Full Format là quá trình xóa các tệp, xây dựng lại hệ thống, phân vùng ổ cứng và quét phân vùng cho các bad sector trong ổ cứng. Full Format ghi đè số 0 trên tất cả các vùng dữ liệu.
Quick Format là gì?
Quick Format là quá trình xây dựng lại hệ thống và phân vùng ổ cứng.
Phân biệt Full Format và Quick Format
Các thiết bị lưu trữ như ổ cứng và SSD yêu cầu theo dõi các vùng dữ liệu có thể được ghi. Vị trí của các bộ dữ liệu được lưu trữ trong File Allocation Table (FAT). Nếu bạn tạo một tệp mới, thiết bị lưu trữ sẽ lưu trữ nó trong các vùng dữ liệu khác nhau và ghi vị trí vào FAT. Hệ điều hành cần truy cập vào các FAT để lấy dữ liệu (tức là đọc và ghi dữ liệu).
Khi bạn thực hiện Quick Format cho một ổ đĩa, bạn chỉ cần xóa FAT và tạo một bảng trống mới. Khi đó, vị trí của tất cả dữ liệu trên ổ đĩa bị xóa. Dữ liệu trên ổ đĩa vẫn tiếp tục được lưu trữ miễn là máy tính không ghi dữ liệu khác vào các sector.
Tóm lại, Quick Format có nghĩa là loại bỏ và tạo ra FAT mới để ổ đĩa có thể được sử dụng lại. Tuy nhiên, dữ liệu cũ vẫn tồn tại cho đến khi nó được ghi lại. Khi ổ đĩa chưa được ghi, bạn vẫn có thể sử dụng một trong các công cụ phục hồi dữ liệu.
Giống như phương thức Quick Format, Full Format cũng xóa và tạo ra FAT mới. Trước khi làm điều đó, nó kiểm tra tất cả các vùng để xem có bất kỳ thành phần xấu nào không. Nếu tìm thấy, nó sẽ ghi lại vị trí của bad sector để dữ liệu không được lưu trữ trên đó.
Low-Level Formatting là gì?
Mọi người thường nhầm lẫn Low-Level Formatting với Quick Format. Quick Format có nghĩa là xây dựng một FAT mới. Còn Low-Level Formatting được thực hiện bởi các nhà sản xuất trước khi chuyển các thiết bị lưu trữ mới cho người tiêu dùng. Nó tạo ra các track và sector mà sau này được sử dụng bởi Full Format và Quick Format.
Trên đây là chia sẻ của HOCVIENiT.vn về Full Format và Quick Format là gì? Phân biệt Full Format và Quick Format. Chúc bạn thành công!
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của HOCVIENiT.vn nhé.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn sửa lỗi cập nhật Windows 0x80070017
Bạn nhận được thông báo lỗi 0x80070017 trong quá trình cài đặt hoặc cập nhật...
Th5
Hướng dẫn sửa lỗi 0x0000011b khi kết nối máy in trong mạng LAN trên Windows 10
Máy tính của bạn gặp phải lỗi 0x0000011b khi kết nối máy in trong mạng...
Th5
5 cách tháo ổ USB an toàn trên Windows 11
Bạn đã biết những cách tháo ổ USB an toàn trên Windows 11 để tránh...
Th5
Cách dùng Maps mà không cần kết nối Internet trên Windows 11
Trên Windows 11, bạn có thể sử dụng ứng dụng Maps được tích hợp sẵn...
Th5
Cách kiểm tra sự cố bộ nhớ trên Windows 11
Trên Windows 11, nếu máy tính chạy chậm, các ứng dụng bị treo hoặc hệ...
Th5
WaaSMedic Agent.exe là gì? Nó có phải là phần mềm độc hại không?
WaaSMedicAgent chịu trách nhiệm sửa chữa Windows Update khi nó bị hỏng. Tuy nhiên, bản...
Th5