Dòng điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vậy bạn đã biết dòng điện là gì chưa? Các loại dòng điện và cách đo dòng điện ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Dòng điện là gì?
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện (electron).
Cường độ dòng điện là đại lượng vật lý đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện và số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định. Ký hiệu: I. Đơn vị: Ampere (A).
Tác dụng của dòng điện
Dòng điện có nhiều tác dụng quan trọng trong cuộc sống:
- Tác dụng phát quang: Điển hình là làm sáng bóng đèn.
- Tác dụng nhiệt: Được dùng để sinh nhiệt trong các thiết bị như bàn là, bình siêu tốc,…
- Tác dụng từ: Sinh ra từ tính làm quay kim nam châm, hút các vật bằng sắt,…
- Tác dụng sinh lí: Làm co giật, ứng dụng trong chữa bệnh.
- Tác dụng hóa học: Ứng dụng trong điện phân,…
Phân loại dòng điện
Có hai loại dòng điện được gọi là dòng điện xoay chiều (AC) và dòng điện một chiều (DC) . Dòng điện một chiều chỉ có thể chạy theo một chiều, ngược lại dòng điện xoay chiều chạy theo hai chiều.
Dòng điện một chiều
Dòng điện tích theo 1 hướng duy nhất được gọi là dòng điện một chiều (DC). Dưới đây là dạng sóng của dòng điện một chiều.
Dòng điện 1 chiều thường được sử dụng trong ứng dụng điệp áp thấp. Ví dụ như: Pin điện thoại, đèn pin,…
Dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và giá trị biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dưới đây là dạng sóng của dòng điện xoay chiều.
Nguồn điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và dân dụng.
Bảng tổng hợp sự khác biệt giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều
Yếu tố | Dòng điện một chiều | Dòng điện xoay chiều |
Khả năng truyền điện khoảng cách xa | Không thể | Có thể |
Tần số | Tần số không có hoặc bằng không | Phụ thuộc vào tần số của quốc gia. Nhìn chung, tần số là 50Hz hoặc 60 Hz |
Hướng của dòng điện | 1 hướng duy nhất | Đổi chiều theo chu kỳ |
Cách đo dòng điện
Dụng cụ thường để đo cường độ dòng điện đó là ampe kế. Bạn chỉ cần mắc nối tiếp ampe kế với đoạn mạch cần đo là được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng điện kế để đo cường độ dòng điện và biết chiều của dòng điện.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về dòng điện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết
Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...
Th12