Zalo
Facebook

Cách dọn dẹp ứng dụng, phần mềm “đã chết” trên Windows

Ngoài những ứng dụng được thường xuyên sử dụng trên máy tính thì cũng có không ít những phần mềm “đã chết” và không còn được dùng trên Windows. Chính vì vậy, để giúp máy tính có thể hoạt động hiệu quả nhất, bạn cần dọn dẹp các ứng dụng, phần mềm “đã chết” này như sau.

Cách dọn dẹp ứng dụng, phần mềm “đã chết” trên Windows
Cách dọn dẹp ứng dụng, phần mềm “đã chết” trên Windows

Phải làm sao để biết một ứng dụng, phần mềm “đã chết”?

Để biết một ứng dụng, phần mềm “đã chết” trên Windows, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + Esc để truy cập vào Task Manager hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm trong menu Start.

Khi đó, bạn chuyển sang tab Startup. Tại đây, để kiểm tra xem một phần mềm, ứng dụng “đã chết” hay chưa thì bạn kích chuột phải vào phần mềm, ứng dụng và kiểm tra mục Properties và Open file location. Nếu 2 mục này không hiện (hiện mờ, không kích vào được) thì có nghĩa là phần mềm, ứng dụng đó “đã chết”.

 

Cách dọn dẹp ứng dụng, phần mềm “đã chết” trên Windows

Để giúp cho việc tìm kiếm, phát hiện và loại bỏ phần mềm, ứng dụng “đã chết” một cách hiệu quả và chính xác thì Microsoft đã cung cấp cho người dùng công cụ Autoruns.

Download công cụ Autoruns

Cách sử dụng công cụ Autoruns như sau:

Bước 1: Cài đặt và khởi chạy công cụ Autoruns.

Bước 2: Trên giao diện của công cụ, bạn có thể thấy tất cả các phần mềm, dịch vụ khởi động cùng hệ thống. Trong đó:

  • Màu vàng: Để chỉ các phần mềm, ứng dụng “đã chết”.
  • Màu xanh: Để chỉ các ứng dụng, phần mềm mới được cài đặt trên máy tính.
  • Màu tím: Để chỉ vị trí lưu trữ của các tập tin khởi động.
  • Màu hồng: Để chỉ các phần mềm ứng dụng không rõ tên, không rõ nguồn gốc. Đôi khi có thể là virus, trojan…

Đối với các trường hợp bạn nghi ngờ các ứng dụng, phần mềm hiện màu hồng là virus thì bạn cũng có thể kiểm tra rất đơn giản bằng cách kích chuột phải vào phần mềm, ứng dụng đó và chọn Search Online… Nếu bạn tìm kiếm trên Google mà không có kết quả thì tốt nhất bạn hãy xóa phần mềm, ứng dụng đó đi.

Bước 3: Bạn tiến hành xóa phần mềm, ứng dụng “bị chết” bằng cách kích chuột phải vào nó và chọn Delete là xong.

 

Trên đây là chia sẻ của HOCVIENiT.vn về cách dọn dẹp ứng dụng, phần mềm “đã chết” trên Windows. Chúc bạn thành công!

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của HOCVIENiT.vn nhé.

Các bài viết liên quan:

Cách ngăn chặn cài đặt thêm và gỡ bỏ phần mềm trên máy tính

Không cài đặt được ứng dụng, phần mềm thì phải làm sao?

Top 5 ứng dụng tự động sắp xếp file trên Windows hiệu quả

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn vệ sinh RAM – Làm chủ kỹ năng bảo dưỡng RAM laptop, PC

Thao tác vệ sinh RAM giúp loại bỏ bụi bẩn, oxi hóa, đảm bảo máy...

Hướng dẫn tải sơ đồ mạch cho học viên mới

Sơ đồ mạch giúp kỹ thuật viên hiểu rõ cách các linh kiện trên main...

Laptop bị hở vỏ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Laptop bị hở vỏ là một lỗi thường gặp và khá phổ biến, ảnh hưởng...

5 cách sửa lỗi phím Fn không sử dụng được trên laptop

Phím Fn thường được sử dụng kết hợp với các phím chức năng F1-F12 để...

Hướng dẫn thay IC nguồn laptop theo quy trình cơ bản

Trong bài viết này, Học Viện IT thực hiện một hướng dẫn chuyên sâu về...

Hướng dẫn vệ sinh bảo dưỡng MacBook cho học viên mới

Các bộ phận phần cứng MacBook như quạt tản nhiệt, bo mạch chủ, CPU/GPU và...