Diode cơ bản là một nối P-N. Thế nhưng, tùy theo mật độ chất tạp pha vào chất bán dẫn thuần ban đầu, tùy theo sự phân cực của diode và một số yếu tố khác nữa mà ta có nhiều loại diode khác nhau và tầm ứng dụng của chúng cũng khác nhau.
Diode chỉnh lưu
Là diode thông dụng nhất, dùng để đổi điện xoay chiều – thường là điện thế 50Hz đến 60Hz sang điện thế một chiều. Diode này tùy loại có thể chịu đựng được dòng từ vài trăm mA đến loại công suất cao có thể chịu được đến vài trăm ampere. Diode chỉnh lưu chủ yếu là loại Si. Hai đặc tính kỹ thuật cơ bản của Diode chỉnh lưu là dòng thuận tối đa và điện áp ngược tối đa (Điện áp sụp đổ). Hai đặc tính này do nhà sản xuất cho biết.
Kiểu mẫu diode với điện trở động:
Khi điện thế phân cực thuận vượt quá điện thế ngưỡng VK, dòng điện qua diode tăng nhanh trong lúc điện thế qua hai đầu diode VD cũng tăng (tuy chậm) chứ không phải là hằng số như kiểu mẫu trên. Để chính xác hơn, lúc này người ta phải chú ý đến độ giảm thế qua hai đầu điện trở động r0.
Diode hầm (Tunnel diode)
Được chế tạo lần đầu tiên vào năm 1958 bởi Leo-Esaki nên còn được gọi là diode Esaki. Đây là một loại diode đặc biệt được dùng khác với nhiều loại diode khác. Diode hầm có nồng độ pha chất ngoại lai lớn hơn diode thường rất nhiều (cả vùng P lẫn vùng N).
Đặc tuyến V-I có dạng như sau:
Khi phân cực nghịch, dòng điện tăng theo điện thế. Khi phân cực thuận, ở điện thế thấp, dòng điện tăng theo điện thế nhưng khi lên đến đỉnh A (VP IP), dòng điện lại tự động giảm trong khi điện thế tăng. Sự biến thiên nghịch này đến thung lũng B (VV IV). Sau đó, dòng điện tăng theo điện thế như diode thường có cùng chất bán dẫn cấu tạo. Đặc tính cụ thể của diode hầm tùy thuộc vào chất bán dẫn cấu tạo Ge, Si, GaAs (galium Asenic), GaSb (galium Atimonic)… Vùng AB là vùng điện trở âm (thay đổi từ khoảng 50 đến 500 mV). Diode được dùng trong vùng điện trở âm này. Vì tạp chất cao nên vùng hiếm của diode hầm quá hẹp (thường khoảng 1/100 lần độ rộng vùng hiếm của diode thường), nên các hạt tải điện có thể xuyên qua mối nối theo hiện tượng chui hầm nên được gọi là diode hầm.
Tỉ số Ip/Iv rất quan trọng trong ứng dụng. Tỉ số này khoảng 10:1 đối với Ge và 20:1 đối với GaAs.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn vệ sinh RAM – Làm chủ kỹ năng bảo dưỡng RAM laptop, PC
Thao tác vệ sinh RAM giúp loại bỏ bụi bẩn, oxi hóa, đảm bảo máy...
Th6
Hướng dẫn tải sơ đồ mạch cho học viên mới
Sơ đồ mạch giúp kỹ thuật viên hiểu rõ cách các linh kiện trên main...
Th6
Laptop bị hở vỏ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Laptop bị hở vỏ là một lỗi thường gặp và khá phổ biến, ảnh hưởng...
Th6
5 cách sửa lỗi phím Fn không sử dụng được trên laptop
Phím Fn thường được sử dụng kết hợp với các phím chức năng F1-F12 để...
Th6
Hướng dẫn thay IC nguồn laptop theo quy trình cơ bản
Trong bài viết này, Học Viện IT thực hiện một hướng dẫn chuyên sâu về...
Th6
Hướng dẫn vệ sinh bảo dưỡng MacBook cho học viên mới
Các bộ phận phần cứng MacBook như quạt tản nhiệt, bo mạch chủ, CPU/GPU và...
Th6