Zalo
Facebook

Bus RAM là gì? Cách kiểm tra Bus RAM trên máy tính

Nếu tìm hiểu kiến thức về máy tính, chắc hẳn bạn đã nghe nhiều tới khái niệm “Bus RAM”. Vậy Bus RAM là gì? Cách kiểm tra Bus RAM trên máy tính ra sao? Hãy cùng giảng viên tại Học viện iT.vn tìm hiểu trong bài viết này.

Bus RAM là gì? Cách kiểm tra Bus RAM trên máy tính
Bus RAM là gì? Cách kiểm tra Bus RAM trên máy tính

Xem thêm: RAM là gì? Vai trò của RAM trong máy tính

Bus RAM là gì?

Bus RAM kết nối hay Bus bộ nhớ là một thông số đặc trưng biểu hiện cho khả năng đọc ghi dữ liệu của RAM. Bus RAM càng lớn thì lượng dữ liệu xử lý được trong 1 thời điểm càng nhiều.

Công thức tính Bus RAM

Thông số Bus RAM bao gồm bởi 2 yếu tố: Bus Speed (tốc độ bus) và Bus Width (độ rộng bus). Dựa vào các chỉ số, ta có tính được hiệu suất làm việc của RAM bằng công thức:

Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8.

Trong đó:

  • Bandwidth: Còn được gọi là băng thông bộ nhớ. Đây là lượng dữ liệu mà RAM có thể đọc được trong một giây (đơn vị MB/s). Tuy công thức này cho ta tốc độ tối đa lý thuyết, trên thực tế băng thông thường ít hơn hoặc không thể vượt qua được băng thông lý thuyết.
  • Bus Speed: Chính là tốc độ của BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.
  • Bus Width: Là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay thường có Bus Width cố định là 64.

Ví dụ: Một thanh RAM DDR4 Adata ECC 8GB có Bus là 2133MHz. Theo công thức trên, trong 1 giây, nó có thể vận chuyển được 17064MB (tức là khoảng 16,5GB/s).

RAM DDR4 Adata ECC 8GB
RAM DDR4 Adata ECC 8GB

Khi bạn sử dụng Dual Channel, tức là lắp đặt 2 thanh RAM song song, khả năng vận chuyển dữ liệu trong 1 giây sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên, Bus RAM vẫn giữ nguyên ở mức 2133MHz.

Thông số Bus RAM phổ biến hiện nay

Thông số Bus của các loại RAM phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:

  1. DDR2 SDRAM:
  • DDR2-400 (PC2-3200): 100MHz clock, 200MHz bus với băng thông 3200MB/s.
  • DDR2-533 (PC2-4200): 133MHz clock, 266MHz bus với băng thông 4267MB/s.
  • DDR2-667 (PC2-5300): 166MHz clock, 333MHz bus với băng thông 5333MB/s.
  • DDR2-800 (PC2-6400): 200MHz clock, 400MHz bus với băng thông 6400MB/s.
  1. DDR3 SDRAM:
  • DDR3-1066 (PC3-8500): 533MHz clock, 1066MHz bus với băng thông 8528MB/s.
  • DDR3-1333 (PC3-10600): 667MHz clock, 1333MHz bus với băng thông 10664MB/s.
  • DDR3-1600 (PC3-12800): 800MHz clock, 1600MHz bus với băng thông 12800MB/s.
  • DDR3-2133 (PC3-17000): 1066MHz clock, 2133MHz bus với băng thông 17064MB/s.
  1. DDR4 SDRAM:
  • DDR4-2133 (PC4-17000): 1067MHz clock, 2133MHz bus với băng thông 17064MB/s.
  • DDR4-2400 (PC4-19200): 1200MHz clock, 2400MHz bus với băng thông 19200MB/s.
  • DDR4-2666 (PC4-21300): 1333MHz clock, 2666MHz bus với băng thông 21328MB/s.
  • DDR4-3200 (PC4-25600): 1600MHz clock, 3200MHz bus với băng thông 25600MB/s.

Cách kiểm tra Bus RAM

Để kiểm tra bus RAM, bạn có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Mở Command Prompt (Windows) hoặc Terminal (Mac).

Bước 2: Tiếp theo, bạn nhập lệnh sau:

wmic memorychip get speed,memorytype

Lệnh kiểm tra RAM
Lệnh kiểm tra RAM

Bước 3: Nhấn Enter.

Kết quả sẽ hiển thị các thông tin về bus RAM, bao gồm:

  • Speed: Tốc độ bus.
  • MemoryType: Loại bus RAM.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm CPU-Z để xem tốc độ Bus của RAM.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về Bus RAM. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!