Những kỹ thuật viên sửa chữa laptop khi mới bắt đâu ai cũng khá bỡ ngỡ khi áp dụng lý thuyết vào thực tế đặc biệt với việc thao tác cùng các thiết bị máy móc như máy khò, máy hàn… Vì vậy hôm nay Học viện iT sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng máy khò đúng cách, an toàn.
Máy khò là gì?
Máy khò nhiệt hay còn được biết đến với tên gọi máy thổi hơi nóng, súng tạo hơi nóng, súng khò nhiệt… Máy khò có rất nhiều loại khác nhau trên thị trường. Máy khò là công cụ tạo ra luồng nhiệt độ cao, dùng để hàn nối, tháo gỡ, uốn cong hoặc làm nóng chảy các vật liệu.
Trên thực tế, đặc biệt với các kỹ thuật viên sửa chữa laptop, máy tính PC, điện thoại… thì máy khò có vai trò cực kỳ quan trọng với các ứng dụng của nó như:
- Tháo mối hàn bằng nung chảy. Đây là một ứng dụng rất phổ biến trong ngành sửa chữa điện tử gia dụng.
- Làm khô sơn bằng súng thổi hơi nóng. Sơn sẽ nhanh khô hơn khi có tác động của hơi nóng.
- Uốn ống nhựa PVC theo bất cứ góc độ nào mà không cần đến sự trợ giúp của keo dính hay khuỷu ống.
- Hàn nhựa. Với việc hàn nhựa quy trình diễn ra như hàn que. Bạn có thể sử dụng đầu khò đặc biệt và một thanh nhựa để hàn chảy. Có thể dễ dàng hàn các chất liệu từ nhựa PVC đến gạch lát sàn…
- Dán cửa kính, dán màng nhựa lên cửa kính.
Xem thêm: Hướng dẫn khò hàn tại nhà đơn giản và dễ hiểu nhất
Cấu tạo chung của máy khò nhiệt
Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận có quan hệ hữu cơ:
- Bộ phận nhiệt. Đây là bộ phận có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc. Giúp cho việc tách và gắn linh kiện trên main máy được an toàn. Nếu chỉ có bộ phận sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.
- Bộ phận sinh gió. Là bộ phận có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện. Việc này sẽ giúp cho thời gian lấy linh kiện diễn ra ngắn và thuận lợi.
Việc kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc tháo gỡ, hàn gắn linh kiện được an toàn cho chính linh kiện điện tử và mạch in. Giúp giảm thiểu tối đa sự cố và giá thành sửa chữa.
Nguyên tắc khi sử dụng máy khò
Một số lưu ý về nguyên tắc trước khi sử dụng máy khò hàn mà người làm kỹ thuật sửa chữa máy tính cần nắm rõ:
- Che chắn các linh kiện điện tử gần điểm khò kín sát tới mặt main. Tránh để lọt nhiệt vào chúng.
- Cố gắng cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi main.
- Trong trường hợp trên main gắn camera, bắt buộc phải bỏ camera để bảo quản riêng. Việc tiếp xúc với nhiệt và hóa chất sẽ dẫn đến tình trạng mặt kính của camera bị biến tính.
- Tuyệt đối không được tập trung nhiệt đột ngột và lâu tại một điểm, một vùng. Nhưng tránh trường hợp giải nhiệt quá nhanh. Sai lầm này sẽ dẫn đến hiện tượng giãn ở đột ngột làm mạch in bị rộp. Thậm chí trong trường hợp nặng hơn main còn bị cong, vênh, hư hỏng nặng.
- Trong trường hợp phải thay cáp, chỉ khò vào cáp khi bề mặt cáp đã nằm đồng nhất trên mặt phẳng. Nếu phải uốn trong khi khò hàn thì tuyệt đối không được để cáp cong quá độ.
- Khi tiếp cận màn hình phải lưu ý che chắn kỹ, phải khò vát từ phía trong ra. Lưu ý tránh hướng đầu khò vào màn hình, nếu có thể nên dùng mỏ hàn, tuy mất thời gian nhưng sẽ đảm bảo an toàn.
Sử dụng máy khò để tháo linh kiện (IC, điện trở dán, Diode dán, Transistor dán, mosfet dán…)
Các bước thực hiện:
Bước 1: Ngồi tư thế thoải mái, tay không thuận cầm mỏ hàn, chỉnh nhiệt độ và gió khò cho phù hợp. Gió khò 4-7, nhiệt độ 280-350 độ.
Bước 2: Quẹt đều nhựa thông hoặc nhựa hàn lên chân linh kiện. Nhựa thông lỏng phải đảm bảo ngấm sâu vào gầm IC, muốn vậy, dung dịch nhựa thông phải đủ loãng – Đây chính là lỗi thường gặp của của nhiều kỹ thuật viên.
Bước 3: Chọn đầu khò phù hợp với linh kiện cần lấy. Nếu bạn chọn quá to hoặc quá nhỏ thì rất khó để lấy hoặc lầm chết IC.
Bước 4: Khi cảm nhận thiếc đã nóng già thì chuyển “mỏ” khò thẳng góc 90 độ lên trên, khò tròn đều quanh IC trước (thường “lõi” của nó nằm ở chính giữa), thu dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt chúng để tác dụng lên những mối thiếc nằm ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đùn IC trồi lên.
Bước 5: Bạn khò đều đến khi chì ở chân linh kiện bóng đều, sau đó hãy dùng nhíp đẩy nhẹ, nếu linh kiện dịch chuyển thì dùng nhíp gắp ra.
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng máy khò
Những lỗi thường hay mắc phải khi sử dụng máy khò:
- Không giữ được sự vẹn toàn của chân IC và mạch in vì khò quá mức nhiệt và gió làm thiếc “chín”. Ngược lại khi quá “non” thiếc bị “sống”, khi nhấc IC sẽ kéo cả mạch in lên.
- Khi khò lấy linh kiện ra, nhiều người mắc sai lầm khi để nhiệt thẩm thấu qua thân IC rồi rớt xuống main. Chờ thiếc chảy ra thì linh kiện trong IC “chịu trận” làm chúng “biến tính” trước khi được gắp ra.
- Khi quét nhựa thông, để nhựa thông loang sang các linh kiện khác.
Xem chi tiết lộ trình đào tạo: Khóa học Điện tử Cơ bản Laptop
Trên đây là hướng dẫn chi tiết nhất về cách sử dụng máy khò cho các kỹ thuật viên sử chữa máy tính mới nhập môn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ trong quá trình sửa chữa thực tế.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết
Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy cấp nguồn đa năng cho người mới bắt đầu
Máy cấp nguồn đa năng là một công cụ quen thuộc giúp kỹ thuật viên...
Th11